Hà Nội 31oC
Chủ nhật, 28/05/2023

Nhiều đoạn cao tốc Bắc – Nam gặp khó vì đội giá nhiên vật liệu và thiếu đất

19/04/2022 12:52 PM (GMT+7)

Dự án xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (giai đoạn 1) đang vào thời kỳ “tốc lực” thi công, nhưng tiến độ các dự án thành phần đối mặt áp lực lớn từ giá nhiên vật liệu tăng cao, cùng với việc chậm trễ trong cấp phép khai thác đất đắp nền đường từ phía các địa phương.

Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 khởi công các gói thầu đầu tiên từ cuối năm 2019. Dự án có tổng chiều dài 652,86 km được chia thành 11 dự án thành phần (3 dự án đầu tư PPP1 và 8 dự án đầu tư công). Trong đó, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã đưa vào khai thác đầu năm nay. Dự kiến 4 đoạn sẽ hoàn thành cuối năm nay.

Theo Bộ GTVT, tới nay, tổng khối lượng xây lắp đạt gần 19.000 tỷ đồng trên tổng số vốn đầu tư hơn 56.700 tỷ đồng (tương đương giải ngân đạt hơn 33% giá trị hợp đồng), tỷ lệ giải ngân chậm khoảng 0,7% giá trị so với kế hoạch.

“Tiến độ thực hiện các dự án thành phần đến nay cơ bản đáp ứng kế hoạch, nhưng có 2 dự án chậm tiến độ là đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt theo hình thức BOT và đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết đầu tư công”, Bộ GTVT thông tin.

Với đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, tới nay tiến độ đạt hơn 12%, chậm khoảng 6% giá trị hợp đồng BOT. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Bộ GTVT cho hay, đã chỉ đạo nhà đầu tư khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý điều hành dự án; tập trung nhân sự, máy móc, thiết bị thi công để bù tiến độ bị chậm.

Với đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tới nay tiến độ đạt hơn 30%, chậm gần 12% so với giá trị hợp đồng. Nguyên nhân đoạn này thi công chậm, theo chủ đầu tư, do các nhà thầu gặp khó khăn về nguồn đất đắp nền đường và chủ quan từ nhà thầu trong việc tổ chức triển khai thi công. Bộ GTVT cho biết, đã yêu cầu các nhà thầu bù tiến độ và cam kết tới hết tháng 6 tới phải đạt tối thiểu 50% giá trị hợp đồng, để hoàn thành dự án vào cuối năm theo đúng mục tiêu.

Nếu các nhà thầu vi phạm, chủ đầu tư sẽ cắt khối lượng thi công chuyển nhà thầu khác, bổ sung thêm nhà thầu, thậm chí cắt hợp đồng và xem xét không cho tham gia các dự án khác do Bộ GTVT quản lý trong tương lai.

Nhiều đoạn cao tốc Bắc – Nam gặp khó vì đội giá nhiên vật liệu và thiếu đất - Ảnh 2.

Về giải phóng mặt bằng tổng thể, tới nay vẫn còn khoảng 56m chưa bồi thường giải phóng mặt bằng thuộc đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và một số công trình hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thành di dời. Tuy nhiên, vẫn còn gần 4km vướng mặt bằng đan xen (kiểu xôi – đỗ), do một số mộ chưa di dời, nhà dân chưa nhận tiền đền bù…

Với đất đắp nền, các dự án vẫn thiếu khoảng 4,8 triệu m3 đất đắp nền chưa được địa phương cấp phép khai thác, và 12,5 triệu m3 đất đã được cấp phép nhưng chưa thể khai thác do còn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuê đất, thuế, phí… Tồn tại này có ở tất cả các đoạn còn lại đang thi công. Bộ GTVT đã và đang phối hợp với các địa phương để khẩn trương hoàn tất thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu xây dựng phục vụ các dự án, đặc biệt đất đắp nền đường.

Về vướng mắc liên quan tới biến động giá vật liệu, theo Bộ GTVT, giá nhiên vật liệu tăng cao thời gian qua đã gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc quản lý giá thành, chi phí đầu tư xây dựng; gây khó khăn cho nhà thầu trong việc triển khai thi công, đặc biệt đối với các gói thầu, dự án lớn như cao tốc.

Bộ GTVT nhìn nhận, giá nhiên vật liệu tăng cao dẫn đến nhà thầu có tâm lý thi công cầm chừng, chờ giá xuống, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và kế hoạch giải ngân vốn các dự án.

Để giải quyết khó khăn về giá nhiên vật liệu tăng cao, chủ đầu tư đã đề nghị các địa phương công bố giá vật liệu hàng tháng theo đúng giá thị trường để làm căn cứ điều chỉnh giá cho các nhà thầu.

Bộ GTVT cũng đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh giá trên hợp đồng thầu do ảnh hưởng của biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai thi công.

Dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 có tổng chiều dài hơn 652km, chia thành 11 dự án thành phần, trong đó có 8 đoạn đầu tư công và 3 đoạn đầu tư BOT, tới nay đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã đưa vào sử dụng.

Dự kiến, 4 đoạn sẽ hoàn thành cuối năm nay, gồm: Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Dự kiến 4 đoạn hoàn thành năm 2023, gồm: QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm và cầu Mỹ Thuận 2.

Các đoạn còn lại hoàn thành năm 2024, gồm: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khách sạn, hàng quán trả mặt bằng tại con đường đắt nhất nhì TP.HCM

Khách sạn, hàng quán trả mặt bằng tại con đường đắt nhất nhì TP.HCM

Hàng chục mặt bằng bỏ trống trên đường Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM) đang được rao thuê ở mức giá 7.500-12.000 USD/tháng dù chỉ rộng hơn 100 m2.

Cho phép cung cấp dịch vụ taxi điện tại sân bay

Cho phép cung cấp dịch vụ taxi điện tại sân bay

Việc các đơn vị kinh doanh taxi sử dụng xe ô tô điện tại các sân bay sẽ góp phần giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính và giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

Cơn sốt đi qua, đất nền Hà Nội đồng loạt hạ giá

Cơn sốt đi qua, đất nền Hà Nội đồng loạt hạ giá

Nhiều quận, huyện tại Hà Nội đang ghi nhận giá đất hạ, có nơi giảm tới 13%. Theo chuyên gia, các cơn sốt đất sẽ không xảy ra trong năm nay.

Giảm hóa đơn tiền điện

Giảm hóa đơn tiền điện

Tủ lạnh, tủ đông có thể là một trong những thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong gia đình.

TP.HCM thiếu nhà ở xã hội, nhiều dự án khởi công rồi ngưng trệ

TP.HCM thiếu nhà ở xã hội, nhiều dự án khởi công rồi ngưng trệ

Trong năm 2022 vừa qua, TP.HCM đã tổ chức khởi công, động thổ 4 dự án nhà ở xã hội và 11 dự án nhà lưu trú. Tuy nhiên, nhiều dự án sau đó lại không được triển khai xây dựng.

Thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở hành chính ra khỏi trung tâm thành phố

Thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở hành chính ra khỏi trung tâm thành phố

Ban Bí thư yêu cầu thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, học viện, trường đại học, cao đẳng… ra ngoài khu vực trung tâm TP theo quy hoạch.