Thứ hai, 29/04/2024

Nhiều doanh nghiệp có tâm lý “sợ” Kiểm toán Nhà nước nên khai sai

14/10/2023 8:53 AM (GMT+7)

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhiều doanh nghiệp có tâm lý "sợ" kiểm toán Nhà nước, “sợ” bị thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế vì thường dẫn đến bị “xuất toán” làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận chịu thuế, bị phạt thuế, thậm chí bị xử lý theo pháp luật, mà nguyên nhân chủ yếu là do quy định pháp luật chưa đầy đủ hoặc chưa đủ “rõ”.

Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi Quốc Hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng Kiểm toán Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhấn mạnh đến việc kiểm toán các dự án của Kiểm toán Nhà nước.

Nhiều doanh nghiệp có tâm lý “sợ” Kiểm toán Nhà nước nên khai sai - Ảnh 1.

Chủ tịch HoREA cho rằng, hiện nhiều doanh nghiệp có tâm lý “sợ” Kiểm toán Nhà nước nên khai sai về thuế

Theo ông Lê Hoàng Châu, nếu Cơ quan Kiểm toán Nhà nước hiểu "máy móc" quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân là tài sản công" đều thuộc đối tượng phải được kiểm toán, mà không phân biệt các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dự án đô thị, nhà ở thương mại, kể cả dự án nhà ở xã hội có sử dụng đất nhưng không phân biệt nguồn gốc đất là không hợp lý.

Bởi, theo Chủ tịch HoREA, nhiều dự án có nguồn gốc đất là do doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng (không phải là đất do Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng rồi giao đất cho doanh nghiệp) và doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, hoặc nguồn vốn tín dụng "ưu đãi", nhưng lại cũng "bị" kiểm toán các dự án này thì không hợp lý.

Hơn nữa, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước cũng "không đủ sức" để kiểm toán tất cả các trường hợp này.

"Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước khi thực hiện kiểm toán hoạt động phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM thì đã "kiểm toán" cả 3 dự án nhà ở xã hội do Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Lê Thành là doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư là chưa thật hợp lý. Bởi lẽ, cả 3 dự án này đều do doanh nghiệp tự "mua đất" và đầu tư bằng vốn vay tín dụng thương mại, không hề được vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước", ông Châu dẫn chứng.

Vì vậy, HoREA đề nghị Kiểm toán Nhà nước rất cần thiết phải tập trung thực hiện "kiểm toán" nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất là "đất công", hoặc đất do Nhà nước thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao, cho thuê đất cho nhà đầu tư để thực hiện dự án mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất. 

"HoREA đề nghị Kiểm toán Nhà nước xem xét không cần thiết thực hiện kiểm toán đối với dự án nhà ở xã hội có sử dụng đất, nhưng có nguồn gốc đất là do doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Những dự án này không phải là đất do Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng rồi giao đất cho doanh nghiệp. Hơn nữa doanh nghiệp cũng không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, hoặc nguồn vốn tín dụng "ưu đãi" nên nếu cũng bị kiểm toán là không hợp lý, nhất là với các dự án nhà ở xã hội", ông Lê Hoàng Châu, kiến nghị.

Đặc biệt, HoREA cho rằng rất cần thiết thực hiện "kiểm toán" để đánh giá tính hiệu quả của phương thức "nộp tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê" hoặc "trả tiền thuê đất hàng năm".

Đồng thời, nên khuyến nghị áp dụng phổ biến phương thức "trả tiền thuê đất hàng năm" và xác định cụ thể các trường hợp được áp dụng phương thức "nộp tiền sử dụng đất một lần cho cả thời gian thuê" theo chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW.

"HoREA đề nghị thống nhất nhận thức và xây dựng cơ chế xử lý "phần giá trị tăng thêm từ đất (chênh lệch địa tô)" do 2 chủ thể chính tạo ra là Nhà nước và do các nhà đầu tư tư nhân tạo ra", ông Châu nói.

Theo Chủ tịch HoREA, "phần giá trị tăng thêm từ đất (chênh lệch địa tô)" do Nhà nước tạo ra có giá trị rất lớn, mà nếu được thu đúng, thu đủ thì tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước rất lớn.

Chẳng hạn, tại TP.HCM, 1 héc-ta đất nông nghiệp chỉ tạo ra giá trị khoảng 500 triệu đồng/năm, nhưng khi chuyển mục đích sử dụng đất thành đất phi nông nghiệp thì 1 héc-ta đất sản xuất, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị lại tạo ra giá trị lên đến 55 tỷ đồng/năm, gấp 100 lần. 

Hoặc, quận 7 được thành lập năm 1997 (tách ra từ huyện nông nghiệp Nhà Bè) tại thời điểm đó chỉ thu ngân sách nhà nước 59 tỷ đồng, sau 25 năm đã thu ngân sách nhà nước năm 2022 lên đến 5.550 tỷ đồng, gấp 94 lần so với năm 1997.

Với "phần giá trị tăng thêm từ đất" chủ yếu là nhà đầu tư tư nhân tạo ra thông qua hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình trên đất để phát triển dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, quy hoạch giao thông, mà chủ yếu là thông qua năng lực sáng tạo và năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Vì thế, HoREA đề nghị nhà đầu tư "có quyền" được thụ hưởng "phần giá trị tăng thêm từ đất" này sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhộn nhịp đại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Nhộn nhịp đại công trường nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Dưới cái nắng gay gắt, hàng trăm công nhân, kỹ sư vẫn miệt mài lao động để sớm đưa dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất về đích đúng hẹn.

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Bất động sản Phát Đạt trong cơn khát dòng tiền

Công ty cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt (PDR) đặt nhiệm vụ cao nhất của năm 2024 là tập trung vào chiến lược bán hàng hiệu quả để tạo ra dòng tiền nhanh nhất. Dòng tiền cũng sẽ là trọng điểm của PDR trong 3-5 năm tới.

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

UBND quận, huyện tại TP.HCM được uỷ quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu

Để đẩy nhanh các dự án đầu tư công trên địa bàn, UBND TP.HCM quyết định ủy quyền cho UBND các quận, huyện (trừ UBND TP.Thủ Đức) điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu với thời gian là 3 năm.

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.