Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán bắt đầu ghi nhận tín hiệu tích cực với đà tăng hơn 15 điểm. Trong đó, đáng chú ý là nhóm cổ phiếu chứng khoán khi nhóm này trở thành "đầu tàu" dẫn dắt thị trường sau thông về ngày áp dụng hệ thống KRX ngay trong đầu tháng 5.
Cụ thể, trong 26 mã cổ phiếu ngành chứng khoán thì có tới 5 mã tăng kịch trần và 21 mã tăng giá, không có mã nào giảm giá. Nhóm này trở thành "đầu tàu" dẫn dắt đà tăng của chỉ số VN-Index, với mức tăng 5,83%, chủ yếu đến từ các mã như SSI (+5,72%), VND (+6,88%), VCI (+5%) và HCM (+6,64%).
Hệ thống KRX do HoSE làm chủ đầu tư, triển khai vào năm 2012. Như vậy, sau hơn 1 thập kỷ chờ đợi, hệ thống đã chính thức đi vào hoạt động.
Có thể thấy rằng việc áp dụng KRX là 1 trong những mục tiêu quan trọng mà cơ quan quản lý quyết tâm thực hiện trong năm 2024. Ngay trong quý I, HoSE đã tiến hành thử nghiệm diễn tập hệ thống KRX với các công ty chứng khoán qua đợt 1 trong nửa đầu tháng 3 và đợt 2 từ nửa cuối tháng 3.
Việc áp dụng hệ thống KRX theo đúng kế hoạch là tiền đề quan trọng để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo VNDirect, nếu KRX đi vào vận hành trong nửa đầu năm 2024,thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được FTSE thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp vào tháng 9/2024.
Trở lại phiên giao dịch hôm nay (22/4), tâm lý nhà đầu tư giao dịch thận trọng hơn sau chuỗi phiên giảm sâu, đã khiến thanh khoản giảm mạnh. Tuy nhiên, sắc xanh đã trở lại khi áp lực bán được tiết chế, đã giúp chỉ số VN-Index tăng vọt.
Tại rổ VN30, sắc xanh chiếm phần lớn trong rổ với 23 mã tăng, 4 mã giảm và 3 mã tham chiếu.
Về mức độ ảnh hưởng, BID, CTG, SSI và TCB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp hơn 4,8 điểm cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, VIC, MBB và PGV là những mã có tác động tiêu cực nhất khi lấy đi gần 0,8 điểm của chỉ số.
Gây chú ý trong phiên hôm nay là cổ phiếu QCG. Trái ngược với đà tăng của thị trường, cổ phiếu QCG vẫn chịu áp lực bán tháo, chốt phiên giảm 6,7% xuống mức giá sàn 16.650 đồng/CP, khớp lệnh 1,45 triệu đơn vị và dư bán sàn gần nửa triệu đơn vị.
Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tăng 15,37 điểm (1,31%) lên 1.190,22 điểm; HNX-Index tăng 4,51 điểm (2,04%) lên 225,31 điểm và UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,87 điểm (0,99%) lên 88,02 điểm.
Giá trị giao dịch toàn thị trường phiên hôm nay khá thấp, chỉ đạt hơn 17,91 nghìn tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này quay lại bán ròng hơn 200 tỷ đồng trên sàn HoSE, tập trung tại các mã MWG (88,02 tỷ), VIC (53,77 tỷ), HDB (52,93 tỷ) và VHM (51,18 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng gần 72 tỷ đồng, tập trung vào mã BVS (31,1 tỷ), PVS (31,02 tỷ) và MBS (18,6 tỷ).
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến ngày 7/12/2024, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% và khá tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Giá bitcoin tăng hơn 40%, thu hút sự chú ý của thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ủng hộ tiền kỹ thuật số và lựa chọn một số người có cùng quan điểm này vào nội các.
Tuy giá Bitcoin đã lần đầu vượt mốc 100.000 USD nhưng giới đầu tư quốc tế vẫn có người dám "mua cao, sẽ bán cao hơn" trong bối cảnh nước Mỹ thời Trump 2.0 muốn trở thành trung tâm tiền điện tử toàn cầu.
Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.