Thứ năm, 21/11/2024

Nợ xấu tăng mạnh 47% so với đầu năm nhưng Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận nhóm ngân hàng

29/10/2022 7:05 PM (GMT+7)

Kết thúc quý III/2022, Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận trong nhóm ngân hàng với con số hơn 7.566 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Nợ xấu tại nhà băng này cũng tăng mạnh tới 47% so với đầu năm, song vẫn thuộc nhóm nhà băng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống.

Nợ xấu tăng mạnh 47% so với đầu năm nhưng Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận nhóm ngân hàng - Ảnh 1.

Vietcombank vẫn là "quán quân" lợi nhuận nhóm ngân hàng trong quý III/2022. Ảnh: VCB

Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa công bố cho thấy, nhà băng này có lãi trước thuế quý III/2022 đạt hơn 7.566 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi thuần của Vietcombank trong quý III tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 13.664 tỷ đồng.

Trong quý III, ghi nhận các nguồn thu ngoài lãi sụt giảm so với cùng kỳ như lãi từ dịch vụ (-2%), lãi từ hoạt động khác (-14%). Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 154 tỷ đồng và mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 1,2 tỷ đồng.

Trong quý này, Vietcombank cũng trích hơn 2.778 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (+11%), do đó Ngân hàng lãi trước thuế hơn 7.566 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vietcombank giảm 3% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ còn trích gần 7.786 tỷ đồng; Ngân hàng lãi trước thuế gần 24.940 tỷ đồng, tăng 29%.

Năm 2022, Vietcombank đặt mục tiêu lãi trước thuế tối thiểu tăng 12% so với kết quả năm 2021, tương đương 30.675 tỷ đồng. Như vậy, với mức lãi gần 24.940 tỷ đồng, Ngân hàng đã thực hiện được hơn 81% mục tiêu sau 9 tháng.

Tính đến cuối quý III/2022, tổng tài sản Vietcombank tăng 17% so với đầu năm, lên mức gần 1,65 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm 50% (còn 11.379 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác tăng 41% (254.958 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 18% (hơn 1,13 triệu tỷ đồng)…

Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 5% so với đầu năm, ghi nhận gần 1,2 triệu tỷ đồng. Phát hành giấy tờ có giá giảm 15%, còn 14.698 tỷ đồng, chủ yếu do giảm kỳ phiếu, trái phiếu trung hạn 41%.

Tổng nợ xấu của Vietcombank tính đến 30/09/2022 tăng 47% so với đầu năm, chiếm gần 9.004 tỷ đồng trong tổng dư nợ. 

Đáng chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn của Vietcombank tăng lên mức hơn 2.313 tỷ đồng, gấp 3 lần đầu năm. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,64% đầu năm lên 0,8%. Dù vậy, đây cũng là tỷ lệ nợ xấu thuộc nhóm thấp toàn ngành.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank giảm từ mức kỷ lục 506% hồi cuối quý II xuống còn 402%. Tuy nhiên, đây cũng là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong ngành ngân hàng, tương ứng mỗi đồng nợ xấu nội bảng được Vietcombank trích lập hơn 4 đồng dự phòng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.