Theo anh Hải, anh có thâm niên nuôi dê hơn 20 năm. Lúc đầu anh nuôi dê thịt, sau một chuyến tham quan mô hình ở Thái Lan, anh chuyển sang nuôi dê lấy sữa.
Anh Lê Minh Hải (xã Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM) trong trại nuôi dê lấy sữa. Ảnh: Trần Đáng
Anh Hải kể, trước năm 2010, anh và một người bạn nuôi dê ở Lâm Đồng rủ nhau sang Thái Lan học tập mô hình nuôi dê lấy sữa. "Thấy người Thái nuôi dê lấy sữa mà tôi mê mẫn", anh Hải bộc bạch.
Sau khi thăm mô hình, anh Hải quyết định chuyển nuôi dê thịt sang nuôi dê lấy sữa. Đầu tiên, anh nhập 30 con dê bố mẹ giống saanen ở Thái Lan về gầy đàn. Mỗi con dê giống lúc ấy có giá 20 triệu đồng.
Hỏi vì sao không dùng giống dê ở Việt Nam mà lại nhập giống dê từ Thái Lan nuôi lấy sữa? Anh Hải cho rằng, giống dê ở Việt Nam thường lai tạp nên cho số lượng, chất lượng sữa không đạt, nặng mùi. Hiện, tổng đàn dê bố mẹ của anh Hải có hơn 200 con, chủ yếu là dê cái.
Theo anh Hải, nuôi dê lấy sữa đòi hỏi kỹ thuật hơn dê thịt. Tuy nhiên, giá trị gia tăng của việc nuôi dê lấy sữa tốt hơn nuôi dê thịt khá nhiều.
Trại nuôi dê lấy sữa của anh Hải là mô hình hiếm hoi ở TP.HCM. Ảnh: Trần Đáng
Vào chu kỳ sữa, mỗi con dê cái vắt được 2 lít/ngày. Sau đó, dê cái cho sữa ít dần. Lượng sữa chỉ tăng lại khi dê cái được phối giống, sinh sản xong. Mỗi con dê cái nuôi đến thải hồi 5-7 năm. Lúc này, lượng sữa dê đã khá ít, kém chất lượng.
Anh Hải cho biết, anh nuôi dê lấy sữa theo quy trình sạch, đảm bảo chất lượng sữa đạt độ béo, độ đặc…
Anh Hải có khoảng 3ha đất trồng cỏ voi cho dê ăn. Để hạn chế tối đa việc sữa dê có mùi, anh Hải tăng cường cho dê ăn xác đậu nành.
"Xác đậu nành có nhiều dinh dưỡng rất tốt cho dê. Nếu dê ăn xác đậu sẽ cho chất lượng sữa tốt và nhất là làm cho sữa dê giảm mùi", anh Hải thổ lộ.
Trong quá trình gây đàn, anh Hải chỉ giữ lại dê cái. Số dê đực anh Hải bán thịt hoặc bán làm giống ra thị trường. Dê non mới sinh sẽ được chích ngừa tụ huyết trùng, lỡ mồm long mống.
"Vì được chích ngừa trước, nên thi thoảng đàn dê mới bị các bệnh thông thường, như ho, sổ mũi", anh Hải chia sẻ.
Hôm chúng tôi đến thăm nông trại nuôi dê của anh Hải, cũng là lúc anh đã hoàn thành "nâng cấp" tổ hợp tác thành Hợp tác xã nuôi dê Đa Phước. Hiện, hợp tác xã nuôi dê có 7 thành viên với hơn 500 con dê lấy sữa.
Theo anh Hải, kế hoạch là sẽ xây dựng mô hình nuôi dê lấy sữa kết hợp với du lịch trải nghiệm. Đã có tín hiệu tốt khi đã có nhiều người đến thăm quan trại dê và thưởng thức sữa tươi mới vắt tại chỗ.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Đa Phước Nguyễn Hữu Diền cho biết, Hội Nông dân xã đã liên hệ với các điểm du lịch để đưa sản phẩm sữa dê vào tiêu thụ, cũng như kéo khách thăm quan về trải nghiệm tại hợp tác nuôi dê.
Nhờ nuôi dê lấu sữa anh Hải có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: Trần Đáng
Hiện, mỗi ngày chỉ riêng trại dê của anh Hải thu hoạch 60-80 lít sữa dê tươi. Số lượng sữa dê tươi này bán hết ngay trong ngày. Ngoài bán sữa dê tươi cho công ty, anh Hải còn sản xuất 2 sản phẩm sữa dê thanh trùng và sữa chua để bán cho các cơ sở bán lẻ trong thành phố.
Anh Hải tự tin, thời gian tới sẽ tung sản phẩm sữa dê của hợp tác xã ra thị trường TP.HCM, nhất là trên hệ thống siêu thị. "Chất lượng sản phẩm sữa dê của hợp tác xã đủ sứa cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường", anh Hải bộc bạch.
Trong nuôi dê lấy sữa, cỏ chiếm một lượng lớn trong thành phần thức ăn. Ảnh: Trần Đáng
Theo anh Hải, ưu điểm của sữa dê đối với sữa bò là béo hơn, thành phần dinh dưỡng cao hơn, không dị ứng…
Hiện, do sữa dê có giá trị dinh dưỡng đặc biệt nên giá khá cao. Thậm chí, sữa dê là thứ xa xỉ cho những gia đình giàu có.
Hiện nay, giá dừa khô nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang tăng trở lại, với giá từ 45.000-50.000 đồng/chục (12 trái), sau hơn 5 tháng rớt giá chỉ từ 10.000-15.000 đồng/chục. Nhờ đó, nông dân Bến Tre phấn khởi hơn bởi thị trường thu mua dừa khô nguyên liệu đang dần khởi sắc trở lại.
Sản phẩm "Cá khô bổi U Minh" đã được Cục Sở hữu Trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể và là sản phẩm ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Cà Mau từ khá lâu. Gần đây địa phương quan tâm xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP nên càng được thị trường đánh giá cao.
Không chỉ tôm, cua trong đất liền mà nhiều loại hải sản ở các đảo vùng biển Tây Nam cũng giảm giá. Các quán ăn, nhà hàng cho biết gần cuối mùa hè, khách đi du lịch thưa dần.
Thông tin một số clip, tài khoản đăng tải về việc một người nước ngoài thuê nhà tại Khu đô thị Vạn Phúc bị Van Phuc Group cưỡng chế hoạt động kinh doanh là hoàn toàn sai sự thật, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Van Phuc Group.
Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ, canh tác hữu cơ nên nhiều loại trái cây của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã và đang ngày càng chiếm lĩnh được thị trường trong nước và nước ngoài, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.
Từ ngày 11-15/8, Hội chợ Thực phẩm quốc tế Hong Kong (Trung Quốc) diễn ra tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Hong Kong.
Nắm bắt nhu cầu sử dụng rau rừng ngày càng cao, ông Đèo Văn Thiện (SN 1951, thôn Tân Hưng, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã đầu tư trồng rau dớn rừng, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm