Theo đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề nghị UBND quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp và Phú Nhuận nghiên cứu kết quả Hội nghị định hướng phát triển khu đô thị sân bay - khu vực liên quận xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất (tổ chức tháng 12-2021) để vận dụng trong quản lý đô thị phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Đồng thời, các địa phương cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp theo định hướng khu đô thị sân bay trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu trên địa bàn.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho rằng Sân bay Tân Sơn Nhất là cơ hội tiềm năng đem lại nhiều lợi ích cho khu vực xung quanh: phát triển giao thông khu vực, động lực phát triển kinh tế thương mại dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ vận chuyển logistic, văn hóa, giải trí...
Do đó, cần có các giải pháp chủ động hướng tới phát triển hiệu quả khu vực đô thị xung quanh sân bay, đảm bảo sự phát triển năng động, đạt được sự bền vững cho cả hoạt động trong sân bay và khu vực xung quanh về phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Cần nghiên cứu một số giải pháp về quy hoạch đô thị gắn với mô hình đô thị sân bay nhằm tăng tính khả thi và đạt hiệu quả về phát triển đô thị.
Cần nghiên cứu tổ chức các hoạt động dịch vụ phát triển kinh tế đêm kết hợp dịch vụ giải trí, ẩm thực, văn hóa... hoặc các khu vực đô thị phù hợp xung quanh sân bay với phương án tổ chức phương tiện giao thông chuyên dùng gắn kết trực tiếp với sân bay.
Có thể hình thành các tuyến phố chuyên kinh doanh thương mại miễn thuế trong khu vực nhằm thu hút hành khách sân bay. Tăng cường bổ sung các chức năng dịch vụ thương mại, giải trí, lưu trú, du lịch, văn hóa... mang tính ứng dụng khoa học, công nghệ cao; tăng hệ số sử dụng đất và tầng cao công trình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ hành khách đi sân bay.
Trước đó, vào tháng 6 năm 2022, đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho rằng cần phải hiểu đúng về phát triển đô thị quanh sân bay
Theo đó, cần tránh dùng cụm từ “đô thị sân bay” vì ở đây không có gì mới cả, tất cả rất bình thường, lâu nay TP.HCM đã là đô thị gắn với sân bay.
"Chúng ta tránh thông tin không đúng là sẽ xây dựng một TP mới xung quanh sân bay để không gây hoang mang cho người dân. Khi sân bay nâng cấp thì chúng ta có một số cơ hội mới để phát triển thêm, hoàn thiện hơn. Nếu hiểu sai có thể khiến giá đất khu vực này bị đẩy lên, rất nguy hiểm" - đại diện sở nói.
Đại diện Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cũng cho rằng cần thông tin để người dân hiểu rõ đây chỉ là quá trình phát triển tuần tự, từ từ, liên tục. TP đang có cơ hội cải tạo, nâng cấp dần dần, hoàn thiện, chỉnh trang khu vực đô thị gần sân bay cho đồng bộ hơn.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc
Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.