Thứ bảy, 20/04/2024

Phí tin nhắn ngân hàng tăng cao, người dùng chịu thiệt

21/02/2022 9:03 AM (GMT+7)

Ngày 20-2, nhiều người dân phản ánh, phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn điện thoại (SMS Banking) tháng 1-2022 của một số ngân hàng tăng cao gấp 5-7 lần so với trước Tết Nguyên đán khiến nhiều người bất ngờ. Nhiều người phản ứng bằng cách tạm ngừng sử dụng dịch vụ.


Phí tin nhắn ngân hàng tăng cao, người dùng chịu thiệt - Ảnh 1.

Đơn cử như phí dịch vụ SMS Banking của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tháng 1 có mức 77.000 đồng, cao gấp 7 lần so với những tháng trước (ảnh).

Các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… cũng ghi nhận mức tiền bị trừ là 33.000 đồng, 55.000 đồng và 77.000 đồng/tháng thay vì 11.000 đồng như trước đó.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đây là chính sách thu phí mới đã được các ngân hàng thông báo từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, thông báo này được phát đi kèm với thông báo miễn toàn bộ phí giao dịch trên kênh ngân hàng điện tử nên nhiều khách hàng không để ý.

Cụ thể, cuối năm 2021, Ngân hàng Vietcombank gửi email cho khách hàng, thông báo giảm toàn bộ phí dịch vụ trên ứng dụng ngân hàng số như phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền… Tuy nhiên, ngân hàng này cũng đồng thời tăng phí SMS Banking từ 11.000 đồng/tháng lên 11.000-77.000 đồng/tháng tùy số lượng tin nhắn. Tương tự, từ 0-15 SMS/tháng, ngân hàng BIDV thu phí 9.900 đồng, từ 16-50 SMS/tháng thu phí 33.000 đồng, từ 51-100 SMS/tháng thu phí 60.500 đồng và từ 100 SMS/tháng thu phí 77.000 đồng...

Giải thích cho việc thu phí cao, các ngân hàng cho biết, hiện nay khách hàng vẫn sử dụng phổ biến hình thức nhận thông báo thay đổi số dư và nhận OTP - mật khẩu giao dịch một lần qua tin nhắn SMS. Ngân hàng thường chỉ thu phí đối với dịch vụ thông báo thay đổi số dư và không thu phí đối với tin nhắn gửi OTP. Để gửi tin nhắn đến cho khách hàng, ngân hàng phải mua dịch vụ tin nhắn SMS và trả phí cho các nhà mạng viễn thông.

Cụ thể, MobiFone và Vinaphone thu 820 đồng/tin nhắn, Viettel thu 785 đồng/tin nhắn. Trong khi cước phí tin nhắn của các nhà mạng này với khách hàng cá nhân chỉ 99-350 đồng/tin nhắn, tức mức giá cước nhà mạng đang thu đối với tin nhắn dịch vụ ngân hàng đang cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường của khách hàng cá nhân hoặc tin nhắn áp dụng cho các lĩnh vực khác.

Trong năm 2021, các ngân hàng đã nhiều lần phản ảnh về việc các nhà mạng thu phí cước tin nhắn dịch vụ ngân hàng với các mức khác nhau mà không giải thích rõ việc tính cước phí như thế nào, chỉ nêu lý do vì dịch vụ ngân hàng mang tính bảo mật. Hiệp hội Ngân hàng cũng đã có nhiều công văn gửi Bộ TT-TT đề nghị chỉ đạo quyết liệt nhà mạng thực hiện nghiêm túc việc giảm phí cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng nhưng không có phản hồi. 

 


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).