Đặc biệt, sức hút của thành phố biển sẽ càng lan tỏa khi Thủ tướng Chính phủ vừa cơ bản đồng ý với đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc. Sau đây là một số gợi ý khi tham quan Phú Quốc, ngày trở lại...
Biển xanh, cát trắng, nắng vàng là “đặc sản” du lịch của phố biển. Trong ảnh: Một góc Phú Quốc nhìn từ trên cao.
Cáp treo từ ga An Thới đến ga Hòn Thơm dài 7.899,9m, giăng qua hai hòn đảo nữa là Hòn Dừa và Hòn Rỏi. Cáp treo này đã được Tổ chức Kỷ lục thế giới ghi nhận kỷ lục “Cáp treo 3 dây vượt biển dài nhất thế giới”.
Chùa Hộ Quốc được xây dựng trên triền dốc cao, có thể ngắm nhìn biển trời bao la, khung cảnh tuyệt đẹp.
Bãi Dài đứng đầu trong tốp 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới do hãng tin ABC News bình chọn. Đường xuống Bãi Dài được đầu tư thêm quảng trường với biểu tượng là viên ngọc trai nằm trong vỏ óng ánh sắc trắng ngần, rất ấn tượng.
Tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc.
Tìm hiểu văn hóa đất và người Phú Quốc tại Bảo tàng tư nhân Cội Nguồn.
Khám phá nghề nuôi trai lấy ngọc.
Trải nghiệm một ngày làm ngư dân.
Đến với suối Tranh, du khách không chỉ đắm mình trong dòng nước suối mát lạnh mà còn có thể thực hiện chuyến picnic (vui chơi, ăn uống ngoài trời) giữa cánh rừng già hoang sơ tuyệt đẹp.
Dự kiến, việc đón du khách quốc tế đến Phú Quốc sẽ bắt đầu từ ngày 20-11, đón từ 1-3 chuyến bay thuê bao để vận hành thử nghiệm. Từ ngày 20-12 sẽ triển khai thực hiện với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 20-12-2021 đến 20-3-2022): Đón từ 3.000-5.000 khách/tháng, thông qua các chuyến bay thuê bao chuyến, triển khai phục vụ khách trong phạm vi, địa điểm hạn chế. Giai đoạn 2 (từ 20-3 đến 20-6-2022); mở rộng quy mô dự kiến đón từ 5.000-10.000 khách/tháng, nếu đảm bảo yêu cầu ở giai đoạn 1. Việc đón du khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ đảm bảo các điều kiện an toàn phòng dịch ở các cơ sở kinh doanh du lịch; năng lực chăm sóc điều trị y tế; an ninh trật tự; tiến độ tiêm chủng vaccine để miễn dịch cộng đồng...
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Trong 2 ngày (21 và 22/5), UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Sau khi xem xét báo cáo về tình hình phức tạp trong an ninh trật tự liên quan đến hoạt động cấp nước sinh hoạt ở một số khu chung cư, UBND TP Hà Nội ra chỉ đạo "nóng".
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.