Theo lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đến thời điểm hiện nay, toàn bộ các hạng mục dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành được triển khai ở nhiều công đoạn khác nhau và kiểm soát chặt chẽ tiến độ nhằm mục tiêu hoàn thành đưa vào khai thác ngày 2/9/2025.
Theo báo cáo của ACV, đơn vị đã kiện toàn xong Ban QLDA Cảng HKQT Long Thành và chủ động thuê tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, chuyên gia giỏi để thực hiện các công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Từ ngày 25/3, giai đoạn 1 khu làm việc của các cơ quan đơn vị tại hiện trường đi vào hoạt động. Giai đoạn 2, khu ăn ở, nghỉ ngơi cho chuyên gia, cán bộ, nhân viên sẽ được triển khai đáp ứng tiến yêu cầu về nhân sự có mặt tại hiện trường theo các mốc khởi công các hạng mục công trình cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Để kiểm điểm tiến độ thi công dự án, ACV cũng giao ban công trường hàng ngày nhằm giám sát chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu; rà soát tình hình thi công trong ngày và giải quyết các vướng mắc phát sinh và lên kế hoạch thi công ngày hôm sau.
ACV đã lập tiến độ chi tiết đến từng hạng mục công việc mục tiêu hoàn thành công tác xây dựng trong quý 1/2025, vận hành chạy thử trong thời gian 6 tháng, đưa vào khai thác chính thức vào dịp Quốc khánh 2/9/2025.
Tính đến ngày 22/3, Ban QLDA Cảng HKQT Long Thành đã nhận bàn giao mặt bằng từ tỉnh Đồng Nai là 1.589ha/ 1.810 ha (đạt 87%) của khu vực xây dựng dự án; 233,5/ 722 ha khu vực trữ đất.
Tuy nhiên, lãnh đạo ACV thừa nhận do thiếu mặt bằng tại khu vực đắp đất, trữ đất đồng thời tại các khu vực mới được bàn giao trong tháng 3/2022 có tình trạng "xôi đỗ" nên các dây chuyền chưa hoạt động hết công suất. Với hiện trạng mặt bằng nêu trên sẽ không đảm bảo tiến độ thi công san nền trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, ACV sẽ phối hợp với địa phương tổ chức công tác an ninh, an toàn trong công trường bằng cách đóng Hương lộ 10 vào ngày 26/3 tới. Đối với các hộ dân còn lại chưa di dời trong khu vực dự án sẽ cấp phát thẻ hướng dẫn ra vào để không ảnh hưởng đến công tác thi công, đảm bảo an ninh toàn trong khu vực dự án.
“Toàn bộ các hạng mục hạ tầng khu bay sẽ được khởi công đồng bộ trong tháng 12/2022 và hoàn thành phần xây dựng trong quý 2/2024,” lãnh đạo ACV thông tin.
Hiện nay, ACV đang tích cực phối hợp với tỉnh Đồng Nai trong công tác giải phóng mặt bằng cho 2 tuyến giao thông kết nối trước mắt để phục vụ làm đường công vụ trong quá trình thi công dự án.
Tuy vậy, lãnh đạo ACV cũng bày tỏ lo ngại về các dự án giao thông kết nối đối với sân bay Long Thành, đặc biệt là từ TP. HCM đi Sân bay Quốc tế Long Thành đang chậm triển khai.
Hiện tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, đến khi sân bay Long Thành đi vào khai thác thì lượng khách đi đến sân bay cộng với lưu lượng xe hàng ngày hiện nay chắc chắn tuyến cao tốc này không thể đáp ứng được.
Vì vậy, việc mở rộng tuyến giao thông này rất cấp bách.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc