Công trình đường dây 220 kV vượt biển Kiên Bình – Phú Quốc được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư trên 2.200 tỷ đồng, khởi công vào tháng 3/2019.
Công trình có chiều dài 80,44 km đường dây 220 kV, gồm 169 vị trí trụ, trong đó có 117 vị trí trụ vượt biển trên không từ xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương) ra TP. Phú Quốc.
Đoạn tuyến trên biển dài 64,7 km với 117 vị trí trụ, mỗi trụ là một khối kết cấu sắt thép và bê tông khổng lồ. Mỗi trụ thép là một kết cấu cao từ 51-87 m với trọng lượng từ 54 đến 114 tấn, được đặt trên một đế móng trụ là khối bê tông hình vuông có diện tích mặt sàn trung bình 400 m2.
Đế móng trụ được đặt trên một hệ thống cọc bê tông gồm từ 56-72 cọc dự ứng lực với đường kính D800 mm. Mỗi cọc có đường kính từ 60-80 cm, dài trên 31 m, chịu được nước biển, cắm sâu dưới lòng biển từ 20-50 m. Khoảng cách các vị trí trụ trên biển trung bình là 600 m.
Với hạng mục thi công móng trụ và dựng trụ thép trên biển, các đơn vị thi công đã hoàn thành 100% tiến độ (117/117 móng trụ và trụ thép); thi công móng trụ và dựng trụ thép phía bờ Kiên Bình cũng đã hoàn thành 100% tiến độ (39/39 móng trụ và trụ thép); tại bờ Phú Quốc, thi công móng trụ hoàn thành trên 92% tiến độ (12/13 móng trụ); còn hạng mục dựng trụ thép trên bờ Phú Quốc cũng hoàn thành được trên 62% (8/13 trụ).
Đối với hạng mục kéo dây đoạn trên biển, dự án đã hoàn thành được gần 60/64,7 km đường dây trên biển; kéo dây đoạn tuyến trên bờ cũng đã hoàn thành được gần 12/15,6 km đường dây.
Toàn bộ hệ thống trụ điện đều được sản xuất gia công tại Việt Nam bằng thép cường độ cao, mạ kẽm nhúng nóng, với lớp sơn bên ngoài chịu được tác động của muối biển. Dự án được thiết kế trụ tháp sắt 2 mạch. Hệ thống cọc cũng được sản xuất tại Việt Nam, trong đó đài móng làm bằng bê tông cốt thép chịu được tác động của sóng biển trong mọi điều kiện thời tiết.
Dự án do đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, quản lý, xây dựng, thi công. Toàn bộ vật liệu xây dựng chính của dự án đều do Việt Nam tự sản xuất trong nước.
EVNSPC đang tích cực đôn đốc đơn vị giám sát, các nhà thầu khẩn trương thi công một số vị trí còn lại của hạng mục kéo dây trên biển và kéo dây đoạn tuyến trên bờ tại Phú Quốc nhằm sớm đưa công trình vào đóng điện trong tháng 9/2022.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cùng với việc bùng nổ du lịch tại Phú Quốc, nhu cầu tiêu thụ điện cũng tăng cao. Dự báo, nhu cầu phụ tải của TP. Phú Quốc cuối năm nay tăng lên khoảng 120 MW và năm 2023 sẽ lên đến khoảng 170 MW, vượt quá khả năng cấp điện từ tuyến cáp ngầm điện 110 kV hiện hữu. Do vậy, việc sớm hoàn thành công trình đường dây 220 kV Kiên Bình - Phú Quốc sẽ bảo đảm nguồn điện ổn định lâu dài, góp phần vào việc bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định cho nhu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu hút đầu tư tại TP. Phú Quốc thời gian tới.
Ngoài thời tiết khắc nghiệt của vùng biển, điều kiện thi công trên biển với sóng lớn cấp 4-5, thường xuyên mưa bão, khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và giá cả nguyên vật liệu tăng cao, một trong những khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai dự án là công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại bờ Kiên Bình (huyện Kiên Lương) và TP. Phú Quốc, đặc biệt là khu vực phía bờ Phú Quốc. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, TP. Phú Quốc cùng các ban, ngành, địa phương và sự nỗ lực của chủ đầu tư EVNSPC, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đến nay cũng đã hoàn thành.
Hiện tại, tiến độ chung toàn bộ công trình đã hoàn thành trên 95%, dự kiến công trình đóng điện vận hành trong tháng 9/2022.
TP. Phú Quốc hiện đang sử dụng điện lưới quốc gia từ cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên-Phú Quốc. Từ ngày có điện lưới quốc gia (tháng 2/2014), Phú Quốc luôn trong tình trạng phát triển nóng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, do đó nhu cầu phụ tải tăng rất nhanh, với tốc độ bình quân trên 50%/năm, vượt xa dự kiến.
Theo tính toán, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 tại Phú Quốc tăng bình quân 30%/năm và khiến tuyến cáp ngầm không đủ cung cấp điện cho Phú Quốc. Vì vậy, ngành điện đã gấp rút đầu tư đường dây 220 kV vượt biển nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện đang tăng nhanh tại Phú Quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không đẩy mạnh phát triển ngành logistics để cạnh tranh tốt hơn với quốc tế. Vì vậy, phải thực hiện hàng loạt giải pháp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2025 phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2025.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Với chiến lược đầu tư bài bản và tiềm năng lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng tốc thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực Đông Nam bộ và cả nước. Tỉnh có vị trí cực kỳ thuận lợi: nằm ngay cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế, kết nối thuận lợi với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực.
Tuyến Metro số 1 tại TP.HCM đã sẵn sàng vận hành thương mại vào ngày 22/12/2024. Ga ngầm lớn nhất của tuyến - Ga Bến Thành - nằm gần chợ Bến Thành, trung tâm của thành phố.