Thứ sáu, 29/03/2024

Siết quy định ngân hàng rót vốn vào trái phiếu doanh nghiệp

21/11/2021 6:30 AM (GMT+7)

Ngân hàng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi nợ xấu dưới 3%. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định rất rõ về ba trường hợp tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp.

Siết quy định ngân hàng rót vốn vào trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

minh họa

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 16/2021 quy định việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Một trong những quy định đáng chú ý trong thông tư mới là TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD trước thời điểm mua TPDN.

Ngoài ra, thông tư mới cũng quy định ba trường hợp TCTD không được mua TPDN, gồm trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong đó có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp; phát hành với mục đích góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác; và trái phiếu có mục đích tăng quy mô vốn hoạt động.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của mình, trừ trường hợp ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu cho ngân hàng được chuyển giao bắt buộc.

Ngoài ra, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.

Với trường hợp giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc hệ thống UPCoM, NHNN yêu cầu trong vòng 12 tháng sau khi bán, các ngân hàng không được mua lại trái phiếu này cũng như các trái phiếu được phát hành cùng đợt.

Sau 12 tháng, ngân hàng chỉ được mua lại trái phiếu chưa niêm yết đã bán trước đó nếu đáp ứng một số điều kiện về xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp phát hành, giá trị phát hành và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp…

Cũng tại thông tư mới, NHNN yêu cầu sau khi mua trái phiếu từ doanh nghiệp, các ngân hàng phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn thu từ phát hành của doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp sử dụng tiền không đúng mục đích theo phương án, cam kết, các ngân hàng phải yêu cầu doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn.

Trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hoặc không thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn theo cam kết, các ngân hàng có quyền thực hiện xử lý, thu hồi nợ gốc, lãi trái phiếu.

Trong thời gian nắm giữ trái phiếu, tối thiểu định kỳ 6 tháng/lần, các nhà băng phải đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu của doanh nghiệp phát hành.

Với hoạt động phân loại, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với số dư mua trái phiếu doanh nghiệp.

NHNN cho biết với trường hợp trái phiếu đã niêm yết, ngân hàng thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định về các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, ngân hàng thực hiện việc phân loại, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Với các hợp đồng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp được ký kết trước ngày Thông tư 16 có hiệu lực, các ngân hàng và khách hàng được tiếp tục thực hiện những nội dung trong hợp đồng hai bên đã ký.

Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2022.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam vừa có thêm một "tay chơi" mới, là một ngân hàng nước ngoài, sau khi ngân hàng SCB từ Thái Lan mua lại 100% công ty Home Credit Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua.

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (29/3), cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB) tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP, trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác đều "rực lửa" như VCB, BID, CTG, MBB, TCB...

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Sáng nay (29/3), VNDirect thông báo đã thực hiện thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập vào 21 giờ ngày hôm qua 28/3.

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc. Tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở mức tốt nhất có thể trong sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.