Cụ thể, trong tháng 9 có thêm 102.144 tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước, nâng tổng số tài khoản nhóm này vượt ngưỡng 6,5 triệu. Tháng 9, nhà đầu tư tổ chức trong nước mở mới 100 tài khoản.
Về khối ngoại, nhà đầu tư tổ chức mở thêm 32 tài khoản, nâng tổng số tài khoản lên 4.271 tài khoản. Tuy nhiên, chiều ngược lại thì nhà đầu tư cá nhân nước ngoài lại đóng 63 tài khoản. Đây là lần đầu tiên nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đóng tài khoản giao dịch chứng khoán trong 6 năm qua.
Trước đó, trong tháng 8, nhà đầu tư cá nhân nước ngoài mở mới 267 tài khoản.
Tại ngày 30/9, tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán ở Việt Nam vượt ngưỡng 6,6 triệu, gấp gần 3 lần thời điểm cuối năm 2019.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giảm sâu, nhiều nhà đầu tư chịu thua lỗ nặng thì việc số tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm cũng là điều dễ hiểu.
Cụ thể, lũy kế từ đầu năm đến nay chỉ số VN-Index đã bị sụt giảm hơn 34%.
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, có nhiều khó khăn cho thị trường, sau khi thị trường trái phiếu bị siết chặt, kèm việc ngân hàng nhà nước duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều doanh nghiệp đặc biệt là ngành bất động sản khó về dòng vốn. Tiền trở nên "đắt" hơn khi lãi suất tiết kiệm tăng lên, nên người dân có xu hướng rút ra khỏi chứng khoán.
Trong tháng 9, các nhà đầu tư nước ngoài đã đảo chiều bán ròng trên khắp các thị trường châu Á, cụ thể là tại thị trường chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc) nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tới 5,75 tỷ USD, Hàn Quốc (1,8 tỷ USD), Ấn Độ (1,4 tỷ USD), Thái Lan (655 triệu USD), Malaysia (337 triệu USD) và Philippines (216 triệu USD).
Bên cạnh đó, thời gian qua đồng USD tăng, lãi suất tăng, dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chảy ra khỏi các thị trường mới nổi.
Đặc biệt, thời gian gần đây thị trường cũng phản ứng mạnh trước sai phạm trong phát hành trái phiếu... song theo các chuyên gia, có thể xem đây là một cuộc đại phẫu, cắt bỏ hết chỗ bệnh. Sau giai đoạn này thị trường sẽ dần hồi phục và phát triển mạnh mẽ hơn và minh bạch hơn.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng là cơ sở để nhà đầu tư đối chiếu là biến động bán ròng của khối ngoại. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 7,2% tổng giá trị giao dịch), đã bán ròng 111 triệu USD trong tháng 9, sau khi mua ròng trong 5 tháng trước đó.
Việt Nam cũng đã chứng kiến việc bán ròng của các quỹ ETF trong ba tháng qua (tháng 7: 3,8 triệu USD; tháng 8: 2,9 triệu USD; tháng 9: 4,4 triệu USD); trong đó, giá trị bán ròng trong tháng 9 chủ yếu đến từ DCVFMVN Diamond (11,4 triệu USD).
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...