Thứ sáu, 29/03/2024

Tăng hệ số điều chỉnh giá đất TP.HCM: Xây dựng bảng giá đất tiệm cận giá thị trường

12/12/2022 7:30 AM (GMT+7)

UBND TP.HCM chính thức tăng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) năm 2023 lên tăng 1.0 lần so với năm 2022. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này được đánh giá sẽ không ảnh hưởng đến hộ gia đình, cá nhân.

Tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 lên 1.0 lần

Tại kỳ họp thứ 8 HĐND khóa X vừa qua, UBND TP.HCM chính thức thông qua nghị quyết về việc tăng hệ số K năm 2023 trên địa bàn. Theo đó, HĐND TP.HCM thống nhất tăng hệ số K trên địa bàn thành phố năm 2023, tỷ lệ tăng tùy theo khu vực, mục đích sử dụng đất, hình thức sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không phải đất ở sang đất ở đối với diện tích đất ở vượt hạn mức áp dụng hệ số K là 2,5 lần giá đất do UBND thành phố công bố và quy định (năm 2022 là 1,5).

Đối với đất kinh doanh, thương mại, dịch vụ áp dụng hệ số K từ 2,7 - 3,5 lần (năm 2022 từ 1,7 - 2,5 lần); đất sản xuất kinh doanh áp dụng hệ số K từ 2,5 - 2,7 lần (năm 2022 từ 1,5 - 1,7 lần).

Tăng hệ số điều chỉnh giá đất tại TP.HCM, cá nhân, hộ gia đình không bị ảnh hưởng nhiều - Ảnh 1.

TP.HCM chính thức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 thêm 1 lần. Ảnh: H.T

Trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá; cho thuê đất nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì cũng chia làm 5 khu vực, áp dụng hệ số K là 2,7 - 3,5 lần (năm 2022 là 1,7 - 2,5 lần).

Riêng hệ số K năm 2023 trong Khu công nghệ cao, đối với trường hợp trả tiền thuê đất hàng năm, đất kinh doanh thương mại, dịch vụ; kinh doanh nhà ở thương mại, văn phòng cho thuê áp dụng hệ số K là 2,7 lần (năm 2022 là 1,7 lần).

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh áp dụng hệ số K là 2,5 lần (năm 2022 là 1,5).

Trường hợp trả tiền thuê đất một lần, đất kinh doanh thương mại, dịch vụ; kinh doanh nhà ở thương mại, văn phòng cho thuê áp dụng hệ số K là 3,5 lần (năm 2022 là 2,5); đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng hệ số K là 3,3 lần (năm 2022 là 2,3).

Được biết, hệ số K do UBND cấp tỉnh ban hành, được dùng để tính giá đất. Mỗi năm hệ số này sẽ thay đổi cho phù hợp điều kiện phát triển địa phương. Người được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng ngoài hạn mức phải đóng tiền theo hệ số điều chỉnh hàng năm...

Tăng hệ số K sau 3 năm, người dân có bị ảnh hưởng gì?

Được biết, ba năm gần đây, TP.HCM giữ nguyên hệ số này (1,5-2,5 lần bảng giá đất tuỳ theo nhóm và khu vực) do đại dịch ảnh hưởng đến đời sống người dân, doanh nghiệp.

Cụ thể, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết liên tục trong ba năm qua thành phố vẫn giữ nguyên hệ số K. Giá đất trong bảng giá cộng thêm hệ số K cũng chỉ bằng 15%-35% giá thị trường và ổn định trong ba năm qua, trong khi giá đất trên thị trường tăng cao.

Tăng hệ số điều chỉnh giá đất tại TP.HCM, cá nhân, hộ gia đình không bị ảnh hưởng nhiều - Ảnh 3.

3 năm liền, TP.HCM giữ nguyên hệ số K. Ảnh: H.T

Theo ông Thắng, hệ số K năm 2023 thành phố dự kiến tăng lên một lần so với hiện hành sẽ khiến giá đất tăng lên nhưng cũng chỉ bằng 35%-40% giá thị trường. Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng theo tinh thần Nghị quyết 18 của trung ương và dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tới đây sẽ không còn khung giá đất. Cùng với đó, việc xây dựng bảng giá đất phải tiến tới tiệm cận với giá thị trường. Đây là lộ trình tăng giá từ từ để khi xây dựng bảng giá đất tiệm cận với giá thị trường sẽ không gây đột ngột cho người dân.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM nhận định việc tăng hệ số K có ảnh hưởng nhất định đến một số đối tượng nhưng sẽ không ảnh hưởng đến các trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hạn mức. "Đây là lộ trình tăng giá từ từ để khi xây dựng bảng giá đất tiệm cận với giá thị trường sẽ không gây đột ngột cho người dân."

Theo chuyên gia, việc điều chỉnh tăng hệ số K năm 2023 lên một lần so với năm 2022 sẽ không tác động nhiều đến đại đa số người dân. Hiện nay, số trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà có phần diện tích đất ở vượt hạn mức mới áp dụng hệ số K là không lớn.

Tăng hệ số điều chỉnh giá đất tại TP.HCM, cá nhân, hộ gia đình không bị ảnh hưởng nhiều - Ảnh 4.

Tăng hệ số K sẽ không ảnh hưởng đến các trường hợp hộ gia đình, cá nhân. Ảnh: H.T

Trong khi đó, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng cho biết nếu so sánh với hệ số K năm 2022 (dao động 1,7-2,5 lần) với hệ số K năm 2023 (2,7-3,5 lần) thì mức tăng hệ số K chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Tuy nhiên, đặt trong tương quan với giá giao dịch trên thị trường thì con số này cũng không đáng kể. Bởi hiện nay chúng ta áp dụng hệ số K 1,7-2,5 lần thì cũng mới chỉ bằng 10%-35% giá thị trường. Khi tăng hệ số K lên một lần thì cũng mới ở mức 30%-40% giá thị trường.

Các chuyên gia cho rằng việc tăng hệ số K sẽ có tăng giá đất nhưng đối với các trường hợp áp dụng hệ số K cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Thậm chí với các đối tượng như chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thuê đất, giao đất không thông qua đấu giá thì hệ số K dù có tăng lên một lần thì vẫn đang rất có lợi cho các đối tượng này. Bên cạnh đó, việc tăng hệ số K còn góp phần chống thất ngu ngân sách, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội.

Các trường hợp áp dụng hệ số K

a) Tính tiền SDĐ khi Nhà nước công nhận quyền SDĐ của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích SDĐ từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

b) Tính tiền SDĐ khi Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ không thông qua hình thức đấu giá quyền SDĐ; công nhận quyền SDĐ, cho phép chuyển mục đích SDĐ đối với tổ chức mà phải nộp tiền SDĐ;

c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền SDĐ;

d) Tính giá trị quyền SDĐ khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần SDĐ thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu khởi công xây dựng 3 dự án giao thông trọng điểm là cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và Vành đai 4 vào dịp lễ 30/4 năm sau.

Căn hộ cao cấp: Chủ đầu tư ngoại chuẩn bị bung hàng

Căn hộ cao cấp: Chủ đầu tư ngoại chuẩn bị bung hàng

Những chủ đầu tư nước ngoài sẽ tung ra thị trường Việt Nam hàng loạt sản phẩm căn hộ cao cấp trong năm nay với lịch thanh toán linh hoạt.

Tòa nhà cao nhất Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cao 50 tầng, có đường hầm kết nối Bãi Sau

Tòa nhà cao nhất Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cao 50 tầng, có đường hầm kết nối Bãi Sau

Tổ hợp căn hộ khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế Five Star Odyssey đã chọn đường Thùy Vân, cung đường đắc địa bật nhất Vũng Tàu, là nơi tọa lạc. Công trình với 50 tầng nổi và 4 tầng hầm sẽ là tòa nhà cao nhất tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dự kiến khai trương sau 39-45 tháng thi công.

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội trong 2024

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội trong 2024

Năm nay, tỉnh Đồng Nai khởi công 5 dự án đã có chủ trương đầu tư và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội. Sang năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục khởi công 7 dự án và hoàn thành 979 căn.

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Ba tuyến đường quốc lộ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an toàn giao thông.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có khu nghỉ dưỡng gần 11.000 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có khu nghỉ dưỡng gần 11.000 tỷ đồng

Khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí nghỉ dưỡng chất lượng cao tại khu vực mũi Nghinh Phong (TP. Vũng Tàu) vừa được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 10.717 tỷ đồng.