Tập đoàn Novaland khởi động dự án "khủng" tại khu Nam Sài Gòn
Hồng Trâm
24/02/2022 1:00 PM (GMT+7)
Dự án Grand Sentosa (tại huyện Nhà Bè, TP.HCM) với diện tích hơn 8,3ha, dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 2.000 căn hộ, nhà phố thương mại đã được tái khởi động.
Mới đây, Tập đoàn Novaland và Công ty cổ phần Phát triển Tài Nguyên đã làm lễ khởi động dự án Grand Sentosa (huyện Nhà Bè, TP.HCM) sau nhiều năm tạm dừng thi công.
Dự án này được quy hoạch là một tổ hợp thương mại dịch vụ và khu nhà ở cao cấp, với diện tích tổng khu hơn 8,3ha, dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 2.000 sản phẩm căn hộ, nhà phố thương mại…
Novaland cam kết đưa dự án Grand Sentosa vào vận hành trong năm 2024. Ảnh: NVL
Tập đoàn Novaland cho biết sẽ đóng góp nguồn lực và kinh nghiệm của mình để cùng xây dựng dự án trở thành một công trình biểu tượng tại vị trí cửa ngõ khu Nam TP.HCM, góp phần kiến tạo nên một diện mạo đô thị mới hiện đại, năng động.
Bên cạnh đó, tập đoàn cũng cam kết phát triển và đưa dự án Grand Sentosa vào vận hành theo đúng tiến độ dự kiến trong năm 2024.
Được biết, dự án Grand Sentosa vốn có tên gốc Kenton Residences tọa lạc tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, do công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư, khởi công năm 2009. Dự án gồm 9 tòa nhà với 1.640 căn hộ, tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.
Đầu năm 2010, dự án mở bán 100 căn hộ giai đoạn một, giá 1.566 - 2.250 USD/m2. Đến giữa năm 2010, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng khiến dự án bị ngưng lại.
Một doanh nghiệp vừa đề xuất UBND TP.HCM tạo điều kiện để được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ).
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.
Một doanh nghiệp vừa đề xuất UBND TP.HCM tạo điều kiện để được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ).
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.