Chủ nhật, 24/11/2024

Thị trường nhà, đất manh nha làn sóng cắt lỗ

30/08/2022 9:33 AM (GMT+7)

Sau thời gian cầm cự, nhiều nhà đầu tư bắt đầu đuối sức do không tiếp cận được vốn vay để giải ngân việc mua bất động sản theo tiến độ hoặc đảo nợ, do đó họ buộc phải chọn giải pháp bán cắt lỗ để thoát khỏi gánh nặng tài chính trên vai.

Thị trường manh nha làn sóng cắt lỗ

Vài tuần gần đây, anh N.T (Hà Nội) liên tục đăng bài rao bán mảnh đất thổ cư trong ngõ ở khu vực La Phù (Hoài Đức), thậm chí anh còn nhờ bạn bè làm môi giới bất động sản chia sẻ bài lên các hội, nhóm giúp. Tuy nhiên, đến nay anh vẫn chưa sang tên được mảnh đất này.

Theo anh N.T, đầu năm nay, khi cơn sốt đất bùng phát, giá đất trong ngõ ở khu vực La Phù tăng lên mức 50 triệu đồng/m2, một mức giá trước nay hiếm có. Thấy vậy, anh liền dùng số tiền tích cóp được để mua một mảnh đất trong ngõ với mức giá này, nhằm chờ đất tăng giá cao hơn rồi bán lại, để kiếm lời.

Tuy nhiên, “người tính không bằng thị trường tính”, sau vài tháng chờ đợi, miếng đất của anh N.T chẳng những không tăng giá như kỳ vọng, mà còn không được ai hỏi đến. Bởi lẽ, sau thời kì sốt đất, giá đất trong ngõ ở La Phù giảm dần, về mức 30 – 40 triệu đồng/m2 như trước đây.

Thị trường nhà, đất manh nha làn sóng cắt lỗ - Ảnh 2.

Mặc dù việc cắt lỗ đất nền, chung cư, biệt thự, nhà ở chưa nhiều, nhưng đã xuất hiện lác đác và tần suất ngày càng tăng.

Quá chán nản, cộng thêm việc hiện tại con cái bắt đầu đi học, cần khá nhiều tài chính, anh N.T quyết định bán cắt lỗ mảnh đất của mình, với giá 40 triệu đồng/m2.

Thực tế, khảo sát trên các trang tin và website chuyên rao bán bất động sản, Tiền Phong nhận thấy, mặc dù việc cắt lỗ đất nền, chung cư, biệt thự, nhà ở chưa nhiều, nhưng đã xuất hiện lác đác và tần suất ngày càng tăng.

Trong khi đó, theo khảo sát của Batdongsan.com.vn, tại một số điểm nóng đất nền của Hà Nội như Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm… giá đất thuộc những vị trí mặt đường lớn đã bắt đầu xuất hiện những lô đất được chào bán rẻ hơn từ 10 - 20% so với giá thị trường.

Còn đất Đại Mỗ, Tây Mỗ (Nam Từ Liêm), mặt ngõ hai ô tô tránh nhau, cũng đã giảm nhẹ từ 65 - 67 triệu đồng/m2 xuống mức 60 - 63 triệu đồng/m2.

Đất nền Vân Canh (Hoài Đức), vị trí ngã 4 giao cắt vành đai 3,5, lô đất từng được chủ chào bán 90 triệu đồng/m2 thời điểm Quý I/2022 thì hiện tại giá chào bán là 85 triệu đồng/m2. Đất nền Đa Tốn (Gia Lâm) gần ngã ba đường lớn, giá chào bán của một số lô đất cũng đã giảm từ mức 53 - 60 triệu đồng/m2 xuống mức 50 - 55 triệu đồng/m2.

Cân nhắc khi tham gia thị trường hiện tại

Trước thực trạng nêu trên, các chuyên gia nhận định, sau thời kỳ sốt đất trong Quý I/2022, từ Quý II/2022 thị trường bắt đầu hạ nhiệt. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động từ các kênh tín dụng, trái phiếu bị kiểm soát, cùng với việc một số “nhân vật lớn” trong ngành bất động sản bị cơ quan chức năng điều tra sai phạm đã khiến thị trường rơi vào cảnh trầm lắng.

Hệ quả là giao dịch của thị trường bất động sản suy giảm mạnh, thậm chí không có thanh khoản tại một số khu vực. Và theo quy luật tất yếu, sau thời gian cầm cự, nhiều nhà đầu tư bắt đầu đuối sức do không tiếp cận được vốn vay để giải ngân việc mua sản phẩm theo tiến độ hoặc đảo nợ. Vì thế, họ buộc phải chọn giải pháp bán cắt lỗ để thoát khỏi gánh nặng tài chính trên vai.

Trong khi đó, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, khi tham gia thị trường bất động sản thời điểm này, nhà đầu tư cần lưu ý nguyên tắc phòng vệ. Đặc biệt, chỉ cân nhắc việc giao dịch khi biết rõ bất động sản đó có tính thanh khoản tốt, kiểm soát được rủi ro pháp lý, rủi ro quy hoạch, rủi ro dòng tiền và hạn chế dùng đòn bẩy tài chính, tránh tình trạng "chết trên đống tài sản".

Thị trường nhà, đất manh nha làn sóng cắt lỗ - Ảnh 4.

Chuyên gia khuyến cáo, chỉ cân nhắc việc giao dịch khi biết rõ bất động sản đó có tính thanh khoản tốt, kiểm soát được rủi ro pháp lý, rủi ro quy hoạch, rủi ro dòng tiền và hạn chế dùng đòn bẩy tài chính, tránh tình trạng "chết trên đống tài sản".

Một số môi giới lâu năm thì khẳng định, thời điểm này, mặc dù manh nha sóng cắt lỗ, nhưng giá bất động sản vẫn ở ngưỡng cao nên tỉ lệ thanh khoản của thị trường rất thấp.

Do đó, nếu muốn xuống tiền mua nhà đất vào thời điểm này, nhà đầu tư cần tính xem tài sản này mua xong có bán được không sau đó mới tính đến lợi nhuận. Đồng thời, cần kiểm tra kỹ càng, cẩn trọng về tính pháp lý dự án và ưu tiên những bất động sản dễ giao dịch, đảm bảo được việc thu hồi được dòng tiền một cách thuận lợi.

“Mặc dù sóng cắt lỗ bắt đầu xuất hiện, nhưng giao dịch trên thị trường chưa ghi nhận đáng kể. Trong khi đó, các nhà đầu tư trường vốn vẫn đang có tâm lý “ép” các nhà đầu tư vốn mỏng giảm giá thêm.

Bởi lẽ, nhóm nhà đầu tư có tiềm lực tài chính khẳng định, hiện tại đến cuối năm, thị trường sẽ không có sự khởi sắc, do đó nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp sẽ buộc phải giảm giá bán để bớt gánh nặng tài chính, khiến làn sóng cắt lỗ ngày càng nhiều hơn”, một môi giới nhận định.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Thị trường bất động sản vẫn đầy chung cư cao cấp, người mua nhà khó tìm ra giá thấp hơn

Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Những dự án bất động sản sẽ được ưu tiên đầu tư ở TP.HCM

Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc