Chỉ số trái phiếu tổng hợp toàn cầu của Barclays với quy mô 68.000 tỷ USD trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã mang lại lợi nhuận âm 4,8% cho đến nay vào năm 2021.
Sự sụt giảm phần lớn được thúc đẩy bởi hai giai đoạn biến động mạnh của trái phiếu chính phủ. Vào đầu năm, các nhà đầu tư đã bán trái phiếu chính phủ dài hạn vì họ đặt cược rằng sự phục hồi từ đại dịch sẽ mở ra một thời kỳ tăng trưởng và lạm phát bền vững. Sau đó, vào mùa Thu, các khoản trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn đã tăng mạnh khi các ngân hàng trung ương báo hiệu rằng họ đang chuẩn bị đối phó với mức lạm phát cao kèm theo việc tăng lãi suất.
Mỹ là thị trường chiếm hơn 1/3 chỉ số và đang chứng kiến lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 6,8% vào tháng 11, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 1,49% từ 0,93% vào đầu năm, phản ánh giá trái phiếu giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đã tăng lên 0,65% từ 0,12% vào đầu năm.
James Athey, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Aberdeen Standard Investments cho biết: “Chúng ta không nên quá ngạc nhiên rằng trái phiếu là một khoản đầu tư tồi khi lạm phát đang ở mức 6%. Tin xấu cho các nhà đầu tư trái phiếu là năm tới cũng có vẻ khó khăn. Thị trường có khả năng xảy ra một cú sốc nữa nếu các ngân hàng trung ương di chuyển nhanh hơn dự kiến và tôi không nghĩ rằng các trái phiếu rủi ro hơn có giá đặc biệt hấp dẫn”.
Hiệu suất các năm của chỉ số trái phiếu toàn cầu |
Trong suốt 4 thập kỷ thị trường trái phiếu trỗi dậy, các năm lợi nhuận âm là tương đối ít. Chỉ số trái phiếu tổng hợp toàn cầu của Barclays lần cuối ghi nhận lợi nhuận yếu hơn là vào năm 1999, khi mất 5,2% khi các nhà đầu tư bỏ chạy khỏi thị trường trái phiếu vì thị trường chứng khoán kỷ nguyên dotcom đang bùng nổ.
Bất chấp các khoản lỗ của năm 2021 và triển vọng thắt chặt tiền tệ vào năm tới từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và các ngân hàng trung ương khác, một số nhà quản lý quỹ cho rằng còn quá sớm để kết luận rằng cho thị trường tăng giá 40 năm của thu nhập cố định đã kết thúc.
Lợi tức trái phiếu dài hạn đã đạt đỉnh vào tháng 3 và đã giảm trở lại ngay cả khi thị trường phản ánh kỳ vọng ba lần tăng lãi suất từ Fed và bốn lần từ Ngân hàng trung ương Anh (BoE) vào năm tới cùng với việc giảm mua tài sản của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
“Sức mạnh gần đây của các khoản trái phiếu lâu năm là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ làm trật bánh phục hồi kinh tế, hoặc kích hoạt thị trường chứng khoán bán tháo nếu họ tiến hành thắt chặt chính sách quá nhanh”, Nick Hayes, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Axa Investment Manager cho biết.
“Nếu càng tăng lãi suất ngày hôm nay, thì chúng càng phải giảm xuống trong một vài năm nữa. Và nếu thị trường chứng khoán thoái lui một chút, mọi người sẽ đột nhiên thích trái phiếu trở lại. Tôi không nói rằng chúng ta sẽ nhận được lợi nhuận hai con số vào năm tới, nhưng thực tế đơn giản là nếu bạn nhìn lại trong nhiều thập kỷ, một năm tiêu cực có xu hướng được theo sau bởi một năm tích cực”, ông cho biết thêm.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng việc dòng vốn đầu tư bị phân tán khỏi chứng khoán là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng và các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản và Bitcoin đang hút vốn.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...