Theo các chuyên gia, phân khúc bất động sản cao cấp dự kiến sẽ là một trong những kênh đầu tư trung và dài hạn đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á với 1,4 triệu người tăng thêm mỗi năm.
Dự báo trong 25 năm tới, một nửa dân số (tương đương hơn 50 triệu người Việt Nam) sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu. Nhu cầu nâng cao chất lượng không gian sống là tất yếu và dòng tiền sẽ tiếp tục đổ vào phân khúc căn hộ cao cấp. Dù được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng, nhưng việc lựa chọn phân khúc bất động sản phù hợp để "xuống tiền" cũng là băn khoăn của nhiều nhà đầu tư.
Hiện nay, thị trường bất động sản cao cấp trên thế giới có khoảng 640 thương hiệu, với 100.000 sản phẩm. Sự phát triển này dự kiến sẽ tiếp tục, với nguồn cung ước tính vượt 1.100 thương hiệu vào năm 2027, gấp đôi số lượng hiện có.
Kể từ năm 2015, khi người nước ngoài được phép sở hữu bất động sản tại Việt Nam, thị trường bất động sản trong nước trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết với khách ngoại, nhất là tại phân khúc siêu sang.
Khảo sát về thị trường nhà ở toàn cầu của Savills công bố tháng 12/2022 cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, khái niệm hybrid living (sinh sống kết hợp nghỉ dưỡng) đã trở thành xu hướng sống mới, đặc biệt đối với cá nhân có thu nhập cao.
Họ sẽ dành nhiều thời gian sống tại ngôi nhà thứ hai của mình hơn và biến địa điểm đó thực sự thành nơi sinh sống thứ hai hơn là điểm nghỉ dưỡng như trước kia. Do đó họ kỳ vọng ngôi nhà của mình có diện tích lớn hơn với không gian và dịch vụ được cá nhân hóa nhiều hơn.
Các không gian sân vườn, ban công rộng rãi, vị trí thuận lợi đi kèm với các tiện ích thể thao cũng là các yếu tố khác được quan tâm. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến bền vững cũng đóng vai trò quan trọng, các chủ đầu tư và các thương hiệu đang nỗ lực đưa ra các mô hình giảm thiểu được tác động tới môi trường và tập trung tới các yếu tố về sức khỏe để thu hút giới nhà giàu.
Bà Dương Thuỳ Dung - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, đánh giá bất động sản Việt Nam sẽ chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ nhu cầu tại phân khúc cao cấp, vốn đang có mức giá hợp lý hơn so với các thị trường khu vực, cũng như sở hữu tiềm năng tăng giá tích cực.
Theo đó, Việt Nam nổi lên là điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng và làm việc, chạm tới nhiều nhu cầu của thị trường quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam cũng tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng của nhóm người giàu trong nước, với số lượng cá nhân thu nhập cao trong năm năm qua đã tăng gần 86%, nhu cầu sở hữu và đầu tư mô hình branded residences vì thế càng mở rộng.
Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills cho biết: "Trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, người mua sẽ tìm kiếm những tài sản đảm bảo được giá trị đầu tư lâu dài, đây cũng đồng thời là một trong những lợi thế của nhà ở có thương hiệu. Những thương hiệu nổi tiếng và được công nhận toàn cầu sẽ mang lại cho người mua sự yên tâm nhất định về thiết kế và chất lượng quản lý".
Tại Việt Nam, bất động sản hàng hiệu có nhiều tiềm năng, và đang gia tăng hiện diện không chỉ tại các điểm đến nghỉ dưỡng mà còn ở trung tâm các đô thị. Lãnh đạo Savillscho biết, từ góc độ các thương hiệu, mô hình này giúp thương hiệu mở rộng khả năng thâm nhập các thị trường mới và mở rộng danh mục dự án. Sự hợp tác với các thương hiệu cũng hỗ trợ chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án được nhận diện tốt hơn.
Đánh giá về nguồn cầu, nhu cầu của bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam chủ yếu là căn hộ 3-4 phòng ngủ với diện tích lớn dành cho gia đình. Tuy nhiên thị trường cũng ghi nhận nhu cầu với các căn hộ hai phòng ngủ từ các gia đình trẻ và cặp đôi. Có thể thấy rằng, sự hình thành tệp khách hàng trẻ tuổi, sở hữu khối tài sản lớn, ưa dịch chuyển là động lực thúc đẩy sự phát triển của bất động sản hàng hiệu.
Đối với các thành phố đang phát triển như TP.HCM, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu nội địa đối với các sản phẩm bất động sản hàng hiệu được dự kiến sẽ cao hơn. Do nguồn cung hiện tại vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về thiết kế cũng như dịch vụ của lớp mới các cá nhân sở hữu tài sản lớn. Từ đó, mở ra cơ hội đầu tư cho các sản phẩm hạng sang và các thương hiệu lâu đời, sở hữu số số lượng khách hàng trung thành lớn.
Trong khi đó, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam đã đưa ra lời khuyên dành cho từng nhu cầu đầu tư, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Cụ thể, đối với nhà đầu tư có nhu cầu an cư, có thể thấy đi đôi với việc tăng trưởng kinh tế, mức sống nâng cao và thay đổi trong phong cách sống, căn hộ cao cấp được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín là xu hướng ngày càng có nhiều gia đình ưa chuộng.
Đối với nhóm nhà đầu tư cá nhân có nhu cầu đầu tư thời điểm này, bà Trang cho rằng, phải tìm hiểu rất kỹ thị trường trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ loại tài sản nào. Và chỉ nên để tiền vào nơi mà nhà đầu tư thật sự am hiểu, không nên tham gia vào các thị trường mà chưa có nhiều thông tin và kiến thức hoặc kém minh bạch.
Về trung hạn và dài hạn, các chuyên gia và nhà phát triển dự án, nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn tin rằng bất động sản là kênh đầu tư được lựa chọn nhiều nhất, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp. Bởi lẽ trải qua nhiều chu kỳ thị trường biến động trong quá khứ, bất động sản vẫn cho thấy đây là kênh trú ẩn an toàn cho dòng tiền.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc