Thứ sáu, 19/04/2024

HoREA kiến nghị nới chuẩn tín dụng để người dân, doanh nghiệp bất động sản tiếp cận vốn vay

23/12/2022 10:37 AM (GMT+7)

HoREA hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng thêm 1,5-2%, tuy nhiên các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà vẫn rất khó vay vốn ngân hàng vì chuẩn tín dụng. Vì vậy, HoREA kiến nghị nới “chuẩn” tín dụng trong tình thế “bất thường”.

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để giúp cho doanh nghiệp và người mua nhà được vay vốn ngân hàng.

HoREA kiến nghị nới “chuẩn” tín dụng để người dân, doanh nghiệp bất động sản tiếp cận được vốn vay - Ảnh 1.

HoREA kiến nghị nới “chuẩn” tín dụng để người dân, doanh nghiệp bất động sản tiếp cận được vốn vay... Ảnh: Quốc Hải

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước ngày 5/12 đã quyết định nới room tín dụng thêm 1,5-2% để có thêm khoảng 240.000 tỷ đồng cộng với khoảng 200.000 tỷ đồng còn lại của room tín dụng 14% (cũ) bơm vào nền kinh tế. 

Tuy nhiên, đến nay chỉ còn 9 ngày nữa là hết năm 2022, nhìn chung các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà vẫn rất khó vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại không hạ "chuẩn" tín dụng.

Ông Châu cho rằng trong tình thế "bất thường" cần ban hành các giải pháp "bất thường" để xử lý kịp thời, hiệu quả và đối với thị trường bất động sản đang rất khó khăn hiện nay.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét không nên giữ nguyên "chuẩn" tín dụng trong tình thế "bất thường" hiện nay mà nên nới "chuẩn" tín dụng một chút nhưng vẫn không phải là hạ thấp chuẩn tín dụng so với chuẩn tín dụng bình thường trước đây.

Theo HoREA, hiện nay do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại không hạ chuẩn tín dụng nên các ngân hàng thương mại "không dám" cho vay đối với một số trường hợp.

Cụ thể, doanh nghiệp xin vay khoản tín dụng mới, mặc dù, có tài sản bảo đảm, nhưng không được ngân hàng thương mại chấp thuận, do doanh nghiệp có khoản vay đáo hạn (dù chỉ thuộc nhóm 2, nhóm 3) chưa thanh toán nên không đạt chuẩn tín dụng.

HoREA cho rằng nếu có được khoản vay mới thì doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản thì hoàn toàn có thể hoàn trả khoản vay mới và thanh toán khoản vay đáo hạn, có lợi cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cùng "dìu" nhau vượt qua khó khăn.

Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp xin vay tín dụng mới và đề nghị được thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp, do doanh nghiệp đã hết tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trường hợp này cũng không được ngân hàng thương mại chấp thuận, do ngân hàng không chấp thuận tài sản bảo đảm là trái phiếu nên không đạt "chuẩn" tín dụng.

Về điều này, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, nếu có được khoản vay mới và được phép thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp thì đây là nguồn vốn vay quý giá.

"Nguồn vốn này có tính chất là "vốn mồi" để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản thì hoàn toàn có thể hoàn trả khoản vay mới và các khoản vay cũ. Điều này có lợi cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cùng "dìu" nhau vượt qua khó khăn", ông Châu nói.

HoREA kiến nghị nới “chuẩn” tín dụng để người dân, doanh nghiệp bất động sản tiếp cận được vốn vay - Ảnh 2.

HoREA cũng đề nghị cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp có khoản vay đáo hạn... Ảnh: Quốc Hải

Mặt khác, theo HoREA, hiện nay, hầu như không có căn hộ nhà ở xã hội trên thị trường, trong khi nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đang thực hiện chính sách giảm giá bán nhà, chiết khấu sâu trên dưới 50% dẫn đến giá bán căn hộ tại một số dự án khoảng 2 tỷ đồng/căn, nhưng người mua nhà ở thương mại chưa vay được tín dụng với lãi suất hợp lý.

Nguyên nhân là do Nghị định 31/2022/NĐ-CP chỉ hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Công điện số 1164/CĐ-TTg ngày 14/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế; cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện.

Tuy nhiên, vẫn chưa có chính sách hỗ trợ giảm 2%/năm lãi suất tín dụng hoặc vay với lãi suất thương mại hợp lý cho người mua nhà ở thương mại có mức giá khoảng dưới 1,8 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/căn.

Thêm vào đó, do gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm 2%/năm lãi suất vay theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, nhưng đến hết tháng 10/2022 mới chỉ giải ngân được khoảng 21.000 tỷ đồng chỉ đạt 52,5%, có khả năng "bị ế" mà nếu không sử dụng hết thì lãng phí nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Do vậy, HoREA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định một số chính sách ngắn hạn áp dụng đến hết năm 2023 để hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp và người mua nhà.

HoREA cũng đề nghị cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp có khoản vay đáo hạn (thuộc nhóm 2, nhóm 3) chưa thanh toán với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.

Đồng thời, cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm là trái phiếu doanh nghiệp được trị giá tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu doanh nghiệp với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.

Song song đó, HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022/NĐ-CP cho phép người mua nhà ở thương mại có mức giá dưới 1,8 (hoặc 2) tỷ đồng/căn được hỗ trợ 2%/năm lãi suất vay tín dụng (hoặc với lãi suất hợp lý do Ngân hàng Nhà nước quy định) tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Với nhiều người, bếp là linh hồn, là trái tim của ngôi nhà, nơi gia chủ thể hiện tình yêu với ẩm thực và sự quan tâm, vun vén tới các thành viên trong gia đình. Trong đó, tủ bếp đóng một vai trò thiết thực trong không gian - nơi tạo ra những món ăn ngon tạo nên sự gắn gia đình.

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD