Thứ bảy, 27/04/2024

Thiếu hụt lao động nghiêm trọng, doanh nghiệp dệt may dè dặt mở cửa hoạt động lại

18/12/2021 7:17 AM (GMT+7)

Hiện tại, các nhà máy dệt may trong nước, nhất là khu vực phía Nam đang phục hồi dần sau những tháng bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Thế nhưng, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro sắp tới.

Ngành dệt may hồi phục dè dặt

Tại Hội nghị tổng kết 2021 ngành dệt may diễn ra vào sáng 17/12, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã báo cáo về những tác động của đại dịch COVID-19 lần thứ 4.

Thông qua các cuộc khảo sát được tiến hành ở cả 3 miền Bắc Trung Nam của VITSA, với 156 doanh nghiệp và hơn 400.000 lao động, cho thấy từ 15/7 đến 1/10/2021 có tới 65,3% doanh nghiệp Việt và 36,4% doanh nghiệp FDI ở khu vực đã thực hiện Chỉ thị 16/CT-Ttg đã ngừng hoạt động, số doanh nghiệp còn lại chỉ hoạt động ở mức 30% công suất. Trong thời gian này có 74% người lao động phải ngừng việc.

Thiếu hụt lao động nghiêm trọng, doanh nghiệp dệt may dè dặt mở cửa hoạt động lại - Ảnh 1.

Hiện tại, các nhà máy dệt may trong nước, nhất là khu vực phía Nam đang phục hồi dần sau những tháng bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

Trong những ngày khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ lao động, giúp người lao động duy trì đời sống. Nhưng cũng có những nơi, những người lao động thất vọng khi không nhận được hỗ trợ, hỗ trợ đến muộn. Đây cũng là một trong những yếu tố tác động tới tình trạng đủ hay thiếu lao động để duy trì sản xuất.

Trong giai đoạn khó khăn nhất, các doanh nghiệp dệt may cũng đã có nhiều giải pháp thích ứng, đơn cử như tại Công ty Phong Phú, cán bộ công đoàn kết nối Zalo với lao động trong doanh nghiệp, và dùng kinh phí công đoàn để hỗ trợ người lao động bằng tiền mặt, bằng lương thực, trứng, sữa, rau… 

Hoặc như tại Công ty Nguyên Dung, dù ngừng hoạt động gần 4 tháng, nhưng vẫn hỗ trợ cho người lao động đến tận tháng 10 với mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu. Công ty này còn có quỹ gia đình và trích quỹ công đoàn để hỗ trợ thực phẩm và tiền chữa bệnh tới tận nơi cho gia đình công nhân. 

Có những doanh nghiệp quá khó khăn, không có nguồn tiền, lực cạn không hỗ trợ lao động ngừng việc. Hệ quả là mất tới 25-50% số công nhân. 

Từ khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, chiến lược chống dịch thay đổi, các hoạt động bình thường trở lại, sản xuất đã dần phục hồi. Nhưng trong ngành dệt may lại xuất hiện những khó khăn mới.

Theo TS Đỗ Quỳnh Chi, Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động: Hiện tại, các nhà máy dệt may trong nước, nhất là khu vực phía Nam đang phục hồi dần sau những tháng bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. 

Theo đó, tại khu vực miền Bắc và miền Trung ít bị ảnh hưởng vì đại dịch hơn, nên sản xuất vẫn tăng trưởng tốt.

Xuất khẩu của ngành dệt may trong tháng 10 và tháng 11 đã tăng trở lại. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2021 ước đạt 37,92 tỷ USD – tăng 8,1% so với năm 2020. Thế nhưng, trong giai đoạn cuối năm 2021, có thể ca năm 2022, ngành dệt may sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do giá nguyên vật liệu, vận chuyển, nhân công tăng, lại thêm chi phí chống dịch. 

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn còn phức tạp, xuất hiện thêm biến thể mới, sẽ là mối đe dọa cho quá trình tăng trưởng của ngành dệt may.

Theo TS Đỗ Quỳnh Chi, trong bối cảnh này, doanh nghiệp không dám nhận nhiều đơn hàng do sợ không kịp hoàn thành đúng hạn phải bồi thường. Nhãn hàng thì khó đảm bảo kế hoạch giao hàng theo mùa. 

Khó khăn về lao động

Khảo sát của TS.Đỗ Quỳnh Chi cho thấy sau 1/10/2021 đã có 10-15% số lao động ngành dệt may đã về quê và đến nay chưa trở lại.  10% số lao động ở các tỉnh phía Nam cho biết là họ sẽ về quê nếu dịch ở miền Nam kéo dài. Như vậy đã xuất hiện xu hướng dịch chuyển lao động lâu dài.

Thiếu hụt lao động nghiêm trọng, doanh nghiệp dệt may dè dặt mở cửa hoạt động lại - Ảnh 2.

Khoảng10-15% số lao động ngành dệt may đã về quê và đến nay chưa trở lại.

Trong khi đó, ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, nhiều doanh nghiệp thu hút được nhiều đơn hàng mới, tăng lương, tăng ưu đãi để đón những lao động về quê vào làm. 

Như vậy, cạnh tranh lương và lao động giữa hai khu vực đã xuất hiện. TS.Quỳnh Chi cho biết. Dự báo số lao động các doanh nghiệp ở phía Nam sẽ thiếu hụt khoảng 10-15%.

Một diễn biến mới về lao động và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối diện được TS.Đỗ Quynh Chi cho biết thêm, đó là: “Người lao động đang đứng trước lựa chọn khó khăn giữa giữ sức khỏe và việc làm”. 

Nhiều người lo dịch bệnh đã về quê là không trở lại. Nhưng ngược lại có những người lo mất việc nên dù đã là F0 nhưng vẫn dấu bệnh.  

Hiện nhiều doanh nghiệp không còn nguồn lực để hỗ trợ lao động bị F0, nên nhiều người sợ khai báo là F0 phải nghỉ việc thì mất thu nhập, do đó họ dấu bệnh để tiếp tục được làm việc. Hiện tượng này gây nên rủi ro lây nhiễm chéo trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, do liên tục có người nhiễm bệnh phải đi điều trị đi cách ly đến số lượng công nhân làm việc trong doanh nghiệp liên tục biến động. Như vậy sản xuất của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng đáng kể. 

Trước hiện tượng này, bà Chi cho rằng, Chính phủ nên đẩy mạnh hỗ trợ lao động di cư, trong đó cần nhất là nhà ở xã hội cho công nhân. Đồng thời có thêm những giải pháp nữa, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.