Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt giảm mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá, triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tín dụng.
Kết quả quan trọng nữa đó là NHNN đã chèo chống giữ vững ổn định hệ thống; nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng phải mặt với biến cố chưa từng có trong lịch sử như trường hợp ngân hàng SCB.
Riêng đối với vấn đề tăng trưởng tín dụng, đến ngày 30/11 tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ 2022 tăng 12,02%). Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thừa nhận, điều hành tăng trưởng tín dụng là rất khó vì bản thân nội tại nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu vốn đầu tư đã phụ thuộc rất nhiều vào vốn ngân hàng.
Tư lệnh ngành nêu rõ: Hiện tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam trên 125%. Các tổ chức quốc tế cũng đã cảnh báo Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tín dụng/GDP cao nhất trong nhóm nước có thu nhập trung bình. Nhưng năm 2023 vốn đầu tư nền kinh tế lại gặp khó khăn. Thị trường bất động sản, trường trái phiếu doanh nghiệp ách tắc, nên gần như doanh nghiệp không phát hành trái phiếu doanh nghiệp, áp lực đổ dồn lên tín dụng ngân hàng vốn đã khó lại càng khó hơn.
Trong khi đó, tại các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo NHNN làm thế nào các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống; thực hiện giải pháp ngắn hạn nhưng vẫn phải đảm bảo giải pháp căn cơ trong dài hạn.
Trong bối cảnh đặc thù như vậy, Chính phủ cũng rất quan tâm vấn đề tăng trưởng tín dụng. Về phía ngành ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, chưa năm nào đến tháng 7, NHNN đã phân bổ hết chỉ tiêu tín dụng cả năm. Trên cơ sở đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng, đến cuối tháng 11/2023, NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng với tỷ lệ lớn đối với các tổ chức tín dụng.
Làm rõ thêm về dư nợ tín dụng, Thống đốc cho biết, tính đến tháng 10/2023, doanh số cho vay của hệ thống đạt 17,6 triệu tỷ đồng như vậy cao hơn cả năm 2021 (17,4 triệu tỷ đồng). Chỉ còn 1 tháng nữa kết thúc năm 2023, khả năng con số này có thể đạt trên 19 triệu tỷ đồng. Đây là con số lớn nhưng tín dụng đến tháng 11/2023 chỉ tăng 9,15% chứng tỏ hệ thống ngân hàng vẫn cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, vòng quay vốn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, vướng mắc chủ yếu ở tín dụng cho vay trung, dài hạn.
Theo Thống đốc, tín dụng tăng chậm chủ yếu do yếu tố khách quan. Tín dụng của các nước trên thế giới cũng đều tăng chậm không riêng Việt Nam, nguyên nhân là do tổng cầu thế giới giảm. Cũng như các nước trên thế giới, đối với bài toán vốn trung, dài hạn tại Việt Nam cũng cần thận trọng làm sao huy động vốn ngắn hạn chỉ cho vay ngắn hạn, đảm bảo khả năng chi trả khi người dân rút tiền.
Đối với tín dụng bất động sản,Thống đốc khẳng định, NHNN chưa bao giờ cấm cho vay lĩnh vực này, mà chỉ đưa ra các quy định kiểm soát rủi ro ở đây là lo rủi ro kỳ hạn.
Theo Thống đốc, nếu ngân hàng tập trung cho vay dài hạn đến khi người dân rút tiền lại phải đối mặt rủi ro thanh khoản. Các ngân hàng cân đối tính khả thi dự án, khả năng thu hồi nợ cũng như giải quyết vấn đề vướng mắc pháp lý để cho vay khách hàng. Vấn đề cốt lõi đối với thị trường bất động sản hiện tại là phải tháo gỡ pháp lý. Khi pháp lý thông suốt chắc chắn lập tức tín dụng khơi thông.
Do đó, bên cạnh sự đồng hành, quyết liệt triển khai giải pháp của ngành Ngân hàng, Thống đốc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cũng quan tâm tháo gỡ khó khăn vấn đề pháp lý.
Về tài sản đảm bảo, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong hoạt động cấp tín dụng không có quy định nào bắt buộc các tổ chức tín dụng cho vay khách hàng phải có tài sản đảm bảo mà có thể vay không có tài sản thế chấp, còn việc định giá tài sản đảm bảo để cho vay bao nhiêu thuộc thẩm quyền của ngân hàng. Thống đốc đề nghị các ngân hàng vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa đảm bảo chặt chẽ trong quá trình cho vay.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện chiếm tới khoảng 95% tổng số doanh nghiệp của cả nước, bình thường hạn chế khó khăn về năng lực tài chính, nay chịu tác động của Dịch Covid 19 lại càng khó khăn, gần như không còn TSBĐ. Để tạo điều kiện, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, song song giải pháp của ngành Ngân hàng, Thống đốc đề nghị cần đẩy mạnh vai trò, giải pháp từ các Quỹ như Quỹ Hỗ trợ DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV…
Về hành lang pháp lý, NHNN đang rà soát sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật và vẫn dựa trên nguyên tắc tháo gỡ khó khăn nhưng phải quản lý chặt chẽ rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Đối với đề nghị kéo dài thời gian Thông tư 02, Thống đốc cho biết, NHNN sẽ xem xét đánh giá nghiên cứu đề xuất trên.
Đối với vấn đề điều hành tăng trưởng tín dụng, NHNN xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình điều hành chỉ tiêu room tín dụng những mặt được cũng như chưa được. Trong thời gian tới, việc có tiếp tục duy trì room tín dụng hay không hoặc có lộ trình như thế nào… sẽ trên tinh thần khắc phục hạn chế tạo điều kiện đảm bảo tiêu chí kiểm soát được rủi ro tín dụng.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.