Thứ ba, 16/04/2024

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn

17/06/2022 6:00 PM (GMT+7)

5 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam thấp hơn 16,3%, nguyên nhân do vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm.


"Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút được những tập đoàn lớn thuộc Top 500 thế giới nếu biết tận dụng và phát huy tốt những lợi thế đang có" - ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài – chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Kết quả thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5 tháng đầu năm cho thấy, Việt Nam thu hút được 11,7 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nguyên nhân là do vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh. Xin ông cho biết đánh giá về kết quả trên?

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài


5 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam thấp hơn 16,3%, nguyên nhân do vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm. Cụ thể, có 578 dự án FDI đăng ký mới vào Việt Nam trong 5 tháng với tổng vốn đăng ký đạt 4,12 tỷ USD, giảm 5,7% về số dự án và giảm 53,4% về tổng vốn đăng ký, khiến tổng vốn FDI vào Việt Nam giảm.

Việc dòng vốn FDI đăng ký mới giảm, theo tôi, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khảo sát ban đầu của nhà đầu tư. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc đi lại của nhà đầu tư trong việc sang Việt Nam khảo sát để tìm hiểu, triển khai dự án.

Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân thu hút FDI của Việt Nam trong những tháng đầu năm giảm hơn so với cùng thời điểm năm 2021 là bởi, năm 2021 Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI có quy mô lớn trên 100 triệu USD. Riêng các dự án này đã chiếm tới 70,9% tổng vốn đăng ký mới của 5 tháng năm 2021. Còn 5 tháng đầu năm 2022, chỉ có một số ít dự án đầu tư có quy mô vốn trên 100 triệu USD và chỉ chiếm 46% tổng vốn đầu tư của 5 tháng năm 2022.

Bên cạnh dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm trong 5 tháng đầu năm, thì dòng vốn FDI đăng ký tăng thêm, vốn góp mua cổ phần và vốn giải ngân lại tăng khá tích cực. Với kết quả trên, liệu thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2022 có đạt được kết quả trên 31 tỷ USD như năm 2021 không, thưa ông?

Đúng như vậy, trong khi dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 giảm hơn 53,4% so với cùng kỳ năm trước thì vốn điều chỉnh lại tăng 45,4%; vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 51,6% và đặc biệt, dòng vốn FDI giải ngân vẫn đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021, đó là những điểm tích cực của bức tranh FDI 5 tháng.

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn - Ảnh 2.

Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI có quy mô lớn


Trong khi đó, dòng vốn giải ngân mới thực sự là "thước đo" đánh giá hiệu quả dòng vốn FDI. Còn dòng vốn đăng ký tăng thêm, tăng mạnh cũng chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đang đánh giá rất cao và tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

Thêm nữa, mặc dù kết quả thu hút FDI 5 tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ, nhưng theo tôi, điều đó cũng chưa nói lên được điều gì, càng không thể khẳng định được rằng, thu hút FDI cả năm sẽ kém hơn năm trước.

Chính phủ vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Trong đó đặt mục tiêu thu hút được những tập đoàn thuộc Top 500 thế giới do Tạp chí Fortune xếp hạng, sẽ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam. Theo ông, mục tiêu này có khả thi?

Những tập đoàn lớn trên thế giới luôn có yêu cầu rất khắt khe về công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và về sự minh bạch trong thể chế, chính sách và môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhưng theo tôi, với những gì Việt Nam đã thể hiện trong thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thu hút được những tập đoàn thuộc Top 500 thế giới.

Xin cảm ơn ông!


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Khả năng phiên giao dịch hôm nay (16/4) thị trường sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm, do đó, chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi trong các phiên giảm điểm mạnh, mà nên giữ tâm lý ổn định, chờ đợi những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục.

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

Khối lượng giao dịch của 3 mã cổ phiếu SHB, MBB và CTG lên tới hơn 1.000 tỷ đồng/mã trong phiên giao dịch hôm nay (15/4).

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã chậm thanh toán 10 tháng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, với khoản nợ hơn 38 tỷ đồng.

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Meiko Electronics dành ra 500 triệu USD để xây nhà máy thứ 5 và 6 của tập đoàn tại Việt Nam để sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB). Đến năm 2030, số lao động dự kiến sử dụng khoảng 3.000 người, kỳ vọng nộp ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm.

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023 và chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu.