Chiều 22/8, trường Đại học Nông lâm TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và Đại học Adelaide (Úc) tổ chức tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về Thị trường các-bon từ hệ sinh thái rừng ven biển”.
Tại tọa đàm, TS. Trần Đình Lý - Phó hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết, các hệ sinh thái ven biển và đất ngập nước (gồm rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều, và cỏ biển) đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo sinh kế và an sinh xã hội cho cộng đồng ven biển.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rừng ngập mặn và đất ngập nước ven biển có khả năng hấp thụ các-bon cao hơn rất nhiều so với các hệ sinh thái khác, đặc biệt là rừng nhiệt đới.
Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng này vẫn còn gặp nhiều thách thức trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ven biển.
“Với tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái ven biển đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường các-bon toàn cầu. Tuy nhiên, việc thiếu thông tin và sự hạn chế trong giao dịch tín chỉ các-bon xanh đã gây khó khăn trong việc phát triển các dự án các-bon hiệu quả”, TS. Trần Đình Lý nhấn mạnh.
Theo TS. Vũ Tấn Phương - Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam (Bộ NNPTNT), hiện nay rừng ngập mặn ở Việt Nam có tổng diện tích khoảng 150.000ha, 80% phân bố ở phía Nam. Bãi triều có tổng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Cỏ biển có tổng diện tích khoảng 15.637ha, 66% phân bố ở khu vực đảo Phú Quốc. Trữ lượng các-bon cao ở rừng ngập mặn khoảng 8,7 triệu tấn các-bon, chiếm 1,4% tổng trữ lượng các-bon trong toàn hệ sinh thái rừng (612 triệu tấn các-bon).
Đánh giá về tiềm năng của rừng ven biển khu vực Nam bộ, TS. Phạm Thu Thủy - Đại học Adelaide (Úc) cho biết, đây là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường các-bon. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về việc khai thác hiệu quả tín chỉ các-bon tại khu vực này.
Theo TS. Thủy, Việt Nam có thể chế chính trị ổn định; đa dạng sinh học thứ 16 trên thế giới; 25 triệu người dân nghèo, dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng; diện tích và chất lượng rừng ngập mặn, rừng trên cạn tiềm năng… là những điều kiện thuận lợi để phát triển tín chỉ các-bon.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.