Thứ sáu, 22/11/2024

Tiền gửi "chảy" mạnh, ngân hàng cấp tập bơm vốn cho nền kinh tế

28/11/2023 9:44 AM (GMT+7)

Tiền nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp vẫn chảy mạnh vào ngân hàng trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động giảm sâu. Trong khi đó tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với cùng kỳ khiến các nhà băng lo tìm giải pháp đẩy vốn ra nền kinh tế để tránh tình trạng "thừa tiền" trong hệ thống.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng tiếp tục tăng trong tháng 9/2023, bất chấp việc lãi suất đã xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Tiền gửi tăng, tín dụng lại chững lại

Cụ thể, trong tháng 9, tiền gửi của dân cư đạt 6,45 triệu tỷ đồng, nhích thêm 15.900 tỷ đồng so với tháng liền trước. Kể từ cuối 2022, số dư tiền gửi của dân cư đã tăng 9,95%. 

Tiền gửi của tổ chức kinh tế (TCKT) đã tăng thêm gần 217.400 tỷ đồng so với tháng 8, đạt 6,23 triệu tỷ đồng. Kể từ cuối năm ngoái, tiền gửi của TCKT đã tăng trưởng 4,65%.

Tổng phương tiện thanh toán đạt hơn 15 triệu tỷ đồng, tăng 5,62% so với thời điểm cuổi năm ngoái. Trong hai tháng gần đây, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của TCKT đang cao hơn so với người dân. 

Tiền gửi "chảy" mạnh, ngân hàng cấp tập bơm vốn cho nền kinh tế  - Ảnh 1.

Các ngân hàng đang tung ra các gói tín dụng ưu đãi để "bơm vốn" kịp thời cho nền kinh tế.

Trong khi đó, tính đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 7,39%, chỉ đạt hơn một nửa con số mục tiêu cả năm và thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Việc tiền gửi tăng lên trong khi tăng trưởng tín dụng chậm hơn so với cùng kỳ đã gây ra tình trạng "thừa tiền" trong hệ thống ngân hàng và nỗi lo ngại này càng gia tăng những tháng cuối năm.

Số dư tiền gửi liên tục tăng lên bất chấp việc lãi suất ngân hàng đã xuống gần với mức thấp nhất lịch sử vào cuối tháng 9.

Cụ thể, dữ liệu từ WiChart, vào cuối tháng 8, lãi suất huy động kỳ hạn tại nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước đều được hạ xuống còn 5,8%/năm. Lãi suất tại các NHTM lớn là 5,75%/năm, trong khi tại các NHTM nhỏ là 6,25%. Mức lãi suất trên đã tiệm cận với đáy từng được ghi nhận trong giai đoạn đại dịch Covid -19.

Tính đến ngày 25/10, lãi suất huy động của NHTM nhà nước kỳ hạn 12 tháng đang là 5,25%/năm, trong khi tại các NHTM lớn là 5,28%, còn nhóm NHTM nhỏ ghi nhận lãi suất tiền gửi 5,63%.

Trước thực trạng này, để kích thích nhu cầu vay vốn, nhiều nhà băng cũng tham gia vào cuộc đua giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. 

Chẳng hạn, Agribank đã 7 lần giảm lãi suất cho vay trong năm nay. Theo đó, sàn lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 1,3-4%/năm tùy từng lĩnh vực, sàn lãi suất cho vay trung dài hạn giảm 0,3-1,5%/năm.

Hoặc, tại BIDV từ nay đến hết năm 2023, khách hàng cá nhân có thể vay mua nhà với lãi suất từ 7,3%/năm áp dụng trong 6 tháng đầu hoặc từ 7,8%/năm áp dụng trong 12 tháng đầu.

Nếu vay tối thiểu 60 tháng có thể chọn lãi suất từ 8,3%/năm áp dụng trong 18 tháng và 24 tháng hoặc từ 9,3%/năm áp dụng trong 36 tháng đầu tiên (lãi suất ưu đãi áp dụng từ thời điểm giải ngân lần đầu).

Ngoài ra, BIDV còn triển khai gói vay trung, dài hạn phục vụ nhu cầu đời sống (như mua nhà ở, ô tô, tiêu dùng...), với hạn mức cho vay tối đa 100% phương án vay, thời gian cho vay tối đa 84 tháng.

Tiền gửi "chảy" mạnh, ngân hàng cấp tập bơm vốn cho nền kinh tế  - Ảnh 2.

Kỳ vọng sức mua tăng dịp cuối năm để kích thích nền kinh tế. Ảnh: Phương Uyên

Ngoài ra, nhiều nhà băng cũng tung các gói tín dụng ưu đãi để khuyến khích người dân, DN vay tiền. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank), gói tín dụng lãi suất chỉ từ 6,5%/năm được áp dụng cho khách hàng cá nhân vay mua sắm, tiêu dùng hoặc khách hàng vay mua bất động sản, xây dựng, sửa chữa nhà...

Hoặc, ACB nâng gói tín dụng ưu đãi lên 50.000 tỷ đồng, lãi suất giảm đến 3%.

Không để "nghẽn" tín dụng

Mới nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi công điện cho Thống đốc NHNN về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022. Đồng thời, cần khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực.

Thủ tướng giao NHNN rà soát kết quả cấp tín dụng của từng tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đến thời điểm hiện tại để có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023 kịp thời, hiệu quả, khả thi.

NHNN được yêu cầu phải bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.

Chuyên gia tài chính Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, về mặt bằng lãi suất, có khả năng và xác suất để giảm lãi suất rất cao. Có 3 lý do để ông Phương đưa ra nhận định này.

Thứ nhất, vì lạm phát tương đối ổn định, nằm trong tầm kiểm soát và ở trong mức đã được trình cho Quốc hội, cho nên dư địa để dùng công cụ lãi suất bên thị trường tiền tệ để hỗ trợ cho các DN và nền kinh tế là vẫn còn.

Tiếp đến, mục tiêu phấn đấu của Chính phủ là cố gắng tiếp tục đẩy mạnh GDP của cả nước cũng như thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển thì yếu tố chính hay cũng là một công cụ chính giúp cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng GDP là công cụ lãi suất. Do đó NHNN dưới sự chỉ đạo của Chính phủ sẽ cố gắng thu xếp để giảm thêm lãi suất, hỗ trợ các DN.

Nguyên nhân cuối cùng đến từ yếu tố nước ngoài đó là tháng 11 vừa qua FED không tiếp tục tăng lãi suất. Đặc biệt, quan điểm của FED thông qua các phương tiện truyền thông cho thấy đã bớt tính căng thẳng, bớt cứng nhắc hơn khi các thông điệp của họ cho thấy có sự mềm dẻo.

"Đây là những tín hiệu, điểm tựa để NHNN tiếp tục giảm lãi suất khá cao. Có thể tỷ lệ phần trăm giảm lãi suất không nhiều như trước nhưng cho thấy xu hướng sẽ có hạ lãi suất hoặc chí ít là giữ mức lãi suất như hiện nay chứ không tăng lên", ông Phương nhận định.

Trong khi đó, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh, cũng cho hay, từ nay đến cuối năm, để kích thích tăng trưởng, NHNN chỉ đạo các ngân hàng sẽ tập trung khai thác tính chất mùa vụ, dịp Tết khi nhu cầu vốn tăng cao.

Tại nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đến cuối quý III/2023 chỉ đạt 3,9%, trong khi của VietinBank là 8,7%.

Trong khi đó, ở khối ngân hàng thương mại tư nhân, mức tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9/2023 của ACB là 8,2%, Sacombank là 7,6%... Trong nhóm này, mức tăng trưởng tín dụng của MB đạt tới 16,4%.

Ở nhóm ngân hàng tư nhân có vốn hóa nhỏ hơn, mức tăng trưởng tín dụng khá thấp,, chẳng hạn ABBank đạt 4%, VietABank là 7%, BVBank và Saigonbank là 4,3%...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.