Thứ năm, 28/03/2024

TP Thái Bình mở rộng gần gấp đôi, tín hiệu tích cực cho bất động sản

09/01/2023 2:00 PM (GMT+7)

Tỉnh Thái Bình dự kiến sẽ mở rộng nhiều đô thị, trong đó TP Thái Bình có thể được mở rộng gần hai lần (từ 68,1 km2 lên 131,87 km2) trên cơ sở sáp nhập một số địa bàn lân cận.

Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tỉnh này  đề xuất bổ sung 8 đô thị so với Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 2/2021 (Quyết định 241/QĐ-TTg).

Bên cạnh đó, Thái Bình dự kiến mở rộng các đô thị sau: Quỳnh Côi (gồm thị trấn Quỳnh Côi, thị trấn An Bài và các xã Quỳnh Giao, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, An Ninh, An Vũ, An Lễ, An Quý, An Ấp); Hưng Hà (gồm thị trấn Hưng Hà; thị trấn Hưng Nhân và các xã Thống Nhất, Hồng Lĩnh, Minh Khai, Kim Trung, Tân Lễ, Tiến Đức, Liên Hiệp, Thái Hưng, Phúc Khánh, Thái Phương); Tiền Hải (gồm thị trấn Tiền Hải và các xã Tây Giang, Tây Ninh, Đông Lâm, Đông Cơ, Đông Minh); Thành phố Thái Bình: Tân Phong, Vũ Hội (huyện Vũ Thư); Đông Dương, Đông Quang, Đông Hoàng, Đông Xuân (huyện Đông Hưng); Tây Sơn, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh (huyện Kiến Xương); Kiến Xương (gồm thị trấn Kiến Xương và các xã Quang Trung, Bình Minh).

TP Thái Bình mở rộng gần gấp đôi, tín hiệu tích cực cho bất động sản - Ảnh 1.

TP Thái Bình có thể được mở rộng gần hai lần (từ 68,1 km2 lên 131,87 km2). Ảnh BĐT.


Thành phố Thái Bình hiện đang là đô thị loại II, diện tích tự nhiên là 68,1 km2, dân số khoảng 208.162 người. TP Thái Bình dự kiến sẽ được đưa lên đô thị loại I.

Để đạt được các tiêu chí đô thị loại I, TP Thái Bình dự kiến định hướng trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tập trung hoàn thiện có sở hạ tầng theo tiêu chí đô thị loại I; chuyển trọng tâm phát triển về phía đông, hoàn thiện mô hình thành phố hai bên sông Trà Lý. Phát triển đô thị từng phần, có trọng tâm trọng điểm, nâng cao hiệu quả dụng dụng đất; tập trung phát triển đô thị phía bên trong tuyến tránh S1 và đường Vành đai phía nam thành phố.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến đến năm 2030, phát triển mở rộng không gian thành phố tập trung về phía đông và đông bắc thêm các xã: Tân Phong, Trung An (huyện Vũ Thư); Tây Sơn, An Bình, Quốc Tuấn, Bình Nguyên, Lê Lợi, Hồng Thái, Trà Giang (huyện Kiến Xương). Diện tích tự nhiên toàn đô thị 131,87 km2; quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2030 khoảng 566.479 người; trong đó dân số nội thị khoảng 496.000 người.

Huyện Tiền Hải hiện là là đô thị loại IV giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 241, nay được đề xuất thành đô thị Tiền Hải mở rộng và đạt đô thị loại IV giai đoạn 2026 - 2030 (gồm thị trấn Tiền Hải và các xã Tây Giang, Tây Ninh, Đông Lâm, Đông Cơ, Đông Minh).

Tiền Hải nằm phía đông nam tỉnh Thái Bình; là huyện ven biển có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng của tỉnh; có 16 xã ven biển nằm trong Khu kinh tế Thái Bình; là khu vực hội tụ đầy đủ các thế mạnh nổi trội của tỉnh Thái Bình. Dự kiến khi tuyến đường bộ ven biển hoàn thành, khu vực Tiền Hải sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu với các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Tiền Hải. Tổng diện tích đất tự nhiên 4.223,77 ha; dân số khoảng 39.913 người; mật độ dân số 945 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 52,17 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến Quốc lộ 37B, ĐT.465. Cơ sở kinh tế bao gồm: KCN Tiền Hải và một số khu tiểu thủ công nghiệp khác trên địa bàn. Hiện nay khu vực trung tâm là khu vực thu hút các dự án phát triển trên địa bàn huyện Tiền Hải.

Giai đoạn 2021-2025, Thái Bình sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị Tiền Hải và vùng phụ cận (gồm thị trấn Tiền Hải và các xã Tây Giang, Tây Ninh, Đông Lâm, Đông Cơ) đạt tiêu chí đô thị loại IV. Phát triển đô thị hóa từng phần với hệ thống đô thị gồm thị trấn Nam Trung, các đô thị loại V là Đông Minh và Nam Phú. Giai đoạn 2025-2030, tỉnh sẽ mở rộng không gian thị trấn Tiền Hải về phía Đông, lấy thêm đô thị Đông Minh thành đô thị loại IV; vùng nội thị gồm thị trấn Tiền Hải và xà Tây Ninh, Tây Giang.

Huyện Hưng Hà: Đô thị Hưng Hà, Hưng Nhân là đô thị loại IV giai đoạn 2026 - 2030 theo Quyết định 241. Dự thảo đề xuất điều chỉnh thành đô thị Hưng Hà mở rộng, đô thị loại IV giai đoạn 2026-2030, gồm thị trấn Hưng Hà; thị trấn Hưng Nhân và các xã Thống Nhất, Hồng Lĩnh, Minh Khai, Kim Trung, Tân Lễ, Tiến Đức, Liên Hiệp, Thái Hưng, Phúc Khánh, Thái Phương.

Thị trấn Hưng Hà, Hưng Nhân nằm về phía tây bắc tỉnh Thái Bình, là đô thị tiểu vùng phía tây bắc tỉnh. Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Quốc lộ 39, đường Thái Bình - Hà Nam, Đường tỉnh ĐT.453, ĐT.454, ĐT.455… kết nối huyện Hưng Hà với các huyện trong tỉnh và tỉnh Hưng Yên.

Thị trấn Hưng Hà, Hưng Nhân cũng là khu vực cầu nối phát triển giữa thành phố Thái Bình với các tỉnh khu vực trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm công nghiệp, dịch vụ, đô thị và nông thôn của huyện Hưng Hà. Khu vực này có diện tích đất tự nhiên khoảng 74,11 km2; dân số khoảng 96.767 người; mật độ dân số 1.305,7 người/km2. Cơ sở hạ tầng được hai đô thị phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến QL.39, đường tỉnh ĐT.453, ĐT.454, ĐT.455…

Huyện Quỳnh Phụ: Đô thị Quỳnh Côi, An Bài là đô thị loại V giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 241. Dự thảo quy hoạch của tỉnh Thái Bình đề xuất điều chỉnh thành đô thị Quỳnh Côi mở rộng và là đô thị loại IV giai đoạn 2026 - 2030, gồm thị trấn Quỳnh Côi, thị trấn An Bài và các xã Quỳnh Giao, Quỳnh Hồng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Hải, Quỳnh Hội, An Ninh, An Vũ, An Lễ, An Quý, An Ấp.

Thị trấn Quỳnh Côi, An Bài nằm về phía bắc tỉnh Thái Bình, là đô thị tiểu vùng phía bắc tỉnh Thái Bình. Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Quốc lộ 10, đường Thái Bình - Hà Nam, đường Thái Bình - cầu Nghìn, đường tỉnh ĐT.455, ĐT.396B... kết nối huyện Quỳnh Phụ với các huyện trong tỉnh và tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Thị trấn Quỳnh Côi, An Bài là khu vực cầu nối phát triển giữa đô thị trung tâm vùng tỉnh là thành phố Thái Bình với các tỉnh khu vực trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm công nghiệp, dịch vụ, đô thị và nông thôn của huyện Quỳnh Phụ. Khu vực này có diện tích đất tự nhiên khoảng 63,95 km2; dân số khoảng 79.192 người; mật độ dân số 1.238,3 người/km2. Cơ sở hạ tầng được hai đô thị phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến QL.10, đường Thái Bình - Cầu Nghìn, đường tỉnh ĐT.455, ĐT.396B.

Thái Bình đề xuất bổ sung 8 đô thị mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2030

Tại dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tỉnh đề xuất bổ sung 8 đô thị mới gồm:

Đô thị mới Thụy Phong, hiện là xã Thụy Phong nằm về phía Tây huyện Thái Thụy (Thái Thụy là huyện có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng của tỉnh, là một trong hai huyện có hơn một nửa diện tích thuộc Khu kinh tế Thái Bình). Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: đường tỉnh ĐT.455, ĐT.456... Dự kiến khi cao tốc CT.08 hoàn thành, khu vực Thụy Phong sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu với các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Thái Thụy. Tổng diện tích đất tự nhiên 697,7 ha; dân số khoảng 8.262 người; mật độ dân số 1.185 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 50,95 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến ĐT.455, ĐT.456. Cơ sở kinh tế bao gồm: một số khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề khác trên địa bàn. Hiện nay khu vực trung tâm là khu vực thu hút các dự án phát triển trên địa bàn huyện Thái Thụy.

Đô thị mới Thụy Văn, xã Thụy Văn nằm về phía bắc huyện Thái Thụy. Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Quốc lộ 37, đường Thái Bình - Hà Nam giai đoạn 2 (cao tốc Thái Bình - Hưng Yên). Dự kiến khi cao tốc Thái Bình - Hưng Yên hoàn thành, khu vực Thụy Văn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu với các tỉnh vùng Duyên Hải Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Thái Thụy. Tổng diện tích đất tự nhiên 497.1 ha; dân số khoảng 5.304 người; mật độ dân số 1.067 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 48,35 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến QL37. Cơ sở kinh tế bao gồm cụm công nghiệp Thụy Văn. Hiện nay khu vực trung tâm là khu vực thu hút các dự án phát triển trên địa bàn huyện Thái Thụy.

Đô thị mới Thái Thịnh, xã Thụy Thịnh hiện nằm về phía nam huyện Thái Thụy. Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Thái Thụy. Tổng diện tích đất tự nhiên 587.4 ha; dân số khoảng 4.454 người; mật độ dân số 758 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 45,35 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến QL37B, ĐT.459.

Đô thị Thái Thụy, đô thị này được đề xuất quy hoạch trên cơ sở toàn bộ huyện Thái Thụy hiện nay. Huyện Thái Thụy hiện có thị trấn Diêm Điền là đô thị loại IV.

Thị trấn thuộc Khu kinh tế Thái Bình. Đây vừa là đô thị tiểu vùng Đông Bắc của vùng tỉnh Thái Bình, vừa là đô thị trung tâm vùng của Khu kinh tế Thái Bình gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng của khu bến Diêm Điền, Tân Sơn.

Khu vực thị trấn là đầu mối của các tuyến đường bộ ven biển, Thái Bình - Hà Nam, QL37, cách sân bay quốc tế Cát Bi, cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) gần 40km nên rất thuận lợi về giao thông, dịch vụ logistics cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.... thuận lợi cho giao thương với các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh lân cận như Hải Phòng, vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Vì vậy, thị trấn Diêm Điền có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư.

TP Thái Bình mở rộng gần gấp đôi, tín hiệu tích cực cho bất động sản - Ảnh 2.

Thái Bình đề xuất bổ sung 8 đô thị mới. Ảnh BTB.

Đô thị Trà Giang, đô thị này được quy hoạch bao gồm xã Trà Giang và các xã An Bình, Quốc Tuấn, nằm về phía Bắc huyện Kiến Xương.

Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Đường tỉnh ĐT.457, ĐT.465A kết nối huyện Kiến Xương với huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải và Thành phố Thái Bình. Đô thị Trà Giang có vai trò là khu vực cầu nối phát triển giữa đô thị trung tâm vùng tỉnh là thành phố Thái Bình và Khu kinh tế Thái Bình.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, đô thị và nông thôn của huyện Kiến Xương. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 19,98 km2; dân số khoảng 16.874 người; mật độ dân số 844,5 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến đường tỉnh ĐT.457, đường huyện ĐI 1.24,…

Đô thị mới Nam Trung, xã Nam Trung hiện nằm về phía nam huyện Tiền Hải. Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: ĐT.462, ĐH.30. Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, đô thị và nông thôn của huyện Tiền Hải. Tổng diện tích đất tự nhiên 786,6 ha; dân số khoảng 11.678 người; mật độ dân số 1.485,7 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến đường tỉnh ĐT.462, đường huyện ĐH.30, ..

Đô thị mới Cộng Hòa, xã Cộng Hòa hiện nằm về phía bắc huyện Hưng Hà (là huyện có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên). Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Đường tỉnh ĐT.451A, đường huyện Đ11.65A... Dự kiến khi tuyến đường tỉnh ĐT.451A hoàn thành sẽ là cầu nối thúc liên kết huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình với tỉnh 1ưng Yên và vùng thủ đô Hà Nội thông qua tuyến cao tốc 5B.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện 1ưng 1à. Tổng diện tích đất tự nhiên 632,79 ha; dân số khoảng 7.174 người; mật độ dân số 1.135 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 42,35 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến Đ1.65A.

Đô thị mới Hồng Minh, xã Hồng Minh hiện nằm về phía nam huyện Hưng Hà. Là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Đường tỉnh ĐT.454 kết nối huyện Hưng Hà với huyện Vũ Thư và đường huyện ĐH.18, ĐH.19.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Hưng Hà. Tổng diện tích đất tự nhiên 898,39 ha; dân số khoảng 8.859 người; mật độ dân số 986,5 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,4 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến đường tỉnh ĐT.454, đường huyện ĐH.18, ĐH.19...

Theo Doanh nhân Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Căn hộ cao cấp: Chủ đầu tư ngoại chuẩn bị bung hàng

Căn hộ cao cấp: Chủ đầu tư ngoại chuẩn bị bung hàng

Những chủ đầu tư nước ngoài sẽ tung ra thị trường Việt Nam hàng loạt sản phẩm căn hộ cao cấp trong năm nay với lịch thanh toán linh hoạt.

Tòa nhà cao nhất Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cao 50 tầng, có đường hầm kết nối Bãi Sau

Tòa nhà cao nhất Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ cao 50 tầng, có đường hầm kết nối Bãi Sau

Tổ hợp căn hộ khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế Five Star Odyssey đã chọn đường Thùy Vân, cung đường đắc địa bật nhất Vũng Tàu, là nơi tọa lạc. Công trình với 50 tầng nổi và 4 tầng hầm sẽ là tòa nhà cao nhất tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, dự kiến khai trương sau 39-45 tháng thi công.

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội trong 2024

Đồng Nai khởi công 5 dự án và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội trong 2024

Năm nay, tỉnh Đồng Nai khởi công 5 dự án đã có chủ trương đầu tư và hoàn thành 715 căn nhà ở xã hội. Sang năm 2025, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục khởi công 7 dự án và hoàn thành 979 căn.

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Đề xuất gần 9.300 tỷ đồng nâng cấp 3 quốc lộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Ba tuyến đường quốc lộ ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an toàn giao thông.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có khu nghỉ dưỡng gần 11.000 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có khu nghỉ dưỡng gần 11.000 tỷ đồng

Khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí nghỉ dưỡng chất lượng cao tại khu vực mũi Nghinh Phong (TP. Vũng Tàu) vừa được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 10.717 tỷ đồng.

Hành trình từ vườn vào nhà thay đổi định kiến về nhà phố

Hành trình từ vườn vào nhà thay đổi định kiến về nhà phố

Tọa lạc trong một khu dân cư mới ở thành phố biển Đồng Hới, ngôi nhà là nơi ở của gia đình với nhu cầu 3 phòng ngủ, kiến trúc sư mong muốn tìm kiếm định nghĩa không gian theo từng tình huống xây dựng cụ thể, thay vì chỉ thiết kế mặt tiền và trang trí nội thất tách biệt nhau như các dự án nhà ở đơn thuần.