Thứ ba, 03/12/2024

TP.Dĩ An đua nước rút giải ngân đầu tư công

04/01/2023 7:30 AM (GMT+7)

Giải ngân đầu tư công của TP.Dĩ An (Bình Dương) gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2022. Từ đầu năm 2023, TP.Dĩ An đã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công, khắc phục những hạn chế yếu kém năm trước.

Nhiều dự án đầu tư công chậm tiến độ

Trong năm 2022, nhiều công trình đầu tư công của TP.Dĩ An bị chậm tiến độ. Có thể kể đến như dự án mở mới đường vành đai Đông Bắc 2, có vốn bố trí 1 tỷ đồng.

Dự án này đi qua địa bàn 2 phường Bình An và Bình Thắng với thiết kế tổng chiều dài hơn 1.598m. Tổng diện tích đất thu hồi khoảng 39.704,5m²; với hơn 205 tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất thực hiện dự án.

TP.Dĩ An triển khai dự thảo đơn giá bồi thường dự án đường Vành đai Đông Bắc 2 cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất thực hiện dự án hồi tháng 6/2022. Ảnh: Trần Khánh

TP.Dĩ An triển khai dự thảo đơn giá bồi thường dự án đường Vành đai Đông Bắc 2 cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất thực hiện dự án hồi tháng 6/2022. Ảnh: Trần Khánh

Dự án đường vành đai Đông Bắc 2 mở ra sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông và hạ tầng đô thị TP.Dĩ An. Tuy nhiên dự án bị chậm vì phải chờ UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đất để tổ chức chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với dự án xây dựng đường Bắc Nam 3 (phường Bình An), vốn bố trí 15 tỷ đồng, đã xong cơ bản công tác bồi thường. Dự án này phải kéo dài vì đơn vị thi công đã tạm ngừng thi công.

Công trình trường Tiểu học Tân Bình B (phường Tân Đông Hiệp) có tổng vốn xây lắp 85 tỷ đồng. Công trình này có 4 khối, gồm khu hành chính, khối phòng học, nhà đa năng có hồ bơi. Theo kế hoạch, đến tháng 3/2024, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Thế nhưng, công trình gặp khó khăn khi vừa triển khai xây dựng thì gặp dịch Covid-19. Đến năm 2022, mùa mưa ảnh hưởng khiến công trình bị chậm tiến độ. Khối lượng công trình chỉ mới đạt khoảng 50%.

Phối cảnh công trình trường Tiểu học Tân Bình B (phường Tân Đông Hiệp). Ảnh: T.L

Phối cảnh công trình trường Tiểu học Tân Bình B (phường Tân Đông Hiệp). Ảnh: T.L

Tính đến cuối tháng 11/2022, TP.Dĩ An giải ngân đầu tư công gần 376 tỷ đồng, chỉ đạt 67% dự toán UBND tỉnh giao cho và Nghị quyết HĐND thành phố thông qua.

Trong đó, về giá trị xây lắp, TP.Dĩ An tiếp tục thực hiện hơn 20 công trình, đã giải ngân trên 191 tỷ đồng, đạt gần 64% so với tổng vốn được giao là hơn 308 tỷ đồng. Về công tác giải tỏa đền bù, TP.Dĩ An đã tổ chức chi trả trên 185 tỷ đồng trên tổng số gần 261 tỷ đồng, đạt 71%.

Ông Nguyễn Tấn Thảo - Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Dĩ An cho biết, công tác giải ngân đầu tư công gặp khó khăn do khách quan lẫn chủ quan. Việc triển khai chậm do biến động giá nguyên vật liệu xây dựng cũng như các thay đổi trong quy định thủ tục đầu tư công.

Bên cạnh đó, việc phê duyệt đơn giá đền bù các công trình, dự án còn chậm; chất lượng công tác chuẩn bị cho đầu tư còn thấp; công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn khi nhiều người dân vẫn chưa đồng thuận.

Tính cả năm 2022, TP.Dĩ An đã tổ chức khởi công mới 5 công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng 7 công trình, và tiếp tục thực hiện 21 công trình chuyển tiếp.

Ước tính khối lượng giải ngân đầu tư công trong năm 2022 của TP.Dĩ An gần 666,5 tỷ đồng; đạt 88,9% kế hoạch được giao từ đầu năm.

Đua nước rút giải ngân đầu tư công

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương về mở chiến dịch cao điểm giải ngân đầu tư công năm 2022, TP.Dĩ An phấn đấu đến ngày ngày 30/1/2023 sẽ giải ngân đạt trên 95% tổng nguồn vốn.

Ông Trần Minh Hiếu - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Dĩ An cho biết, TP.Dĩ An đang quyết liệt để triển khai ngay sau chỉ đạo của UBND tỉnh. TP.Dĩ An cũng nêu những kiến nghị cụ thể với UBND tỉnh để sớm hỗ trợ phê duyệt đơn giá để Dĩ An thực hiện chi trả cho các hộ dân.

Ước tính khối lượng giải ngân đầu tư công trong năm 2022 của TP.Dĩ An gần 666,5 tỷ đồng; đạt 88,9% kế hoạch được giao từ đầu năm. Ảnh: Trần Khánh

Ước tính khối lượng giải ngân đầu tư công trong năm 2022 của TP.Dĩ An gần 666,5 tỷ đồng; đạt 88,9% kế hoạch được giao từ đầu năm. Ảnh: Trần Khánh

Bước sang năm 2023, TP.Dĩ An đã chủ động công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục những hạn chế yếu kém để đẩy nhanh tiến độ và công tác giải ngân đầu tư công.

Về công tác đền bù giải tỏa, TP.Dĩ An đã trình xong phê duyệt đơn giá bồi thường cho 2 dự án là đường 30 tháng 4 và đường Vành đai Đông Bắc 2 để đẩy nhanh tiến độ chi trả.

Ông Trần Minh Hiếu cho biết, sau khi nhận được nhiệm vụ giao chỉ tiêu vốn hàng năm, cơ quan tham mưu sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng công trình, gắn liền với nguồn vốn đã được bố trí.

"Ban quản lý cũng sẽ lên kế hoạch cho từng công trình, cũng như tham mưu UBND tỉnh các kiến nghị nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra", ông Hiếu nói.

Ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Dĩ An cho biết, từ những hạn chế của năm 2022, TP.Dĩ An xác định công tác đầu tư công có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong năm 2023.

Khu Trung tâm hành chính TP.Dĩ An. Ảnh: Trần Khánh

Khu Trung tâm hành chính TP.Dĩ An. Ảnh: Trần Khánh

Ngay từ cuối năm 2022, TP.Dĩ An đã xây dựng kế hoạch đầu tư công của năm 2023 với các hạng mục công trình để trình HĐND thành phố thông qua. Công tác chuẩn bị đầu tư cũng được TP.Dĩ An làm tốt nhằm hạn chế tình trạng điều chỉnh hồ sơ thủ tục, làm mất thời gian.

Theo ông Bảy, TP.Dĩ An tiếp tục khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài địa phương để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, nhất là những công trình sau khi được UBND tỉnh phê duyệt đơn giá đền bù và có chủ trương đầu tư.

Đặc biệt, TP.Dĩ An tiếp tục nghiên cứu những công trình mang tính điểm nhấn đô thị để chuẩn bị cho việc được công nhận đô thị loại 2. "Khi đó, Dĩ An sẽ có những công trình tạo đà cho kết nối vùng, tạo đà cho thành phố phát triển đúng nghĩa là đô thị loại 2", ông Bảy nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Tiêu thụ ô tô tăng 53%, sẽ ra sao không miễn 50% thuế trước bạ?

Từ đầu năm đến nay, thị trường ô tô trong nước ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên từ 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ sẽ ảnh hưởng nhiều đến lượng tiêu thụ xe.

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM sẽ giảm 39 phường sau sắp xếp lại đơn vị hành chính

TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết 2025: Sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp

Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Bất động sản hạng sang TP.HCM hút giới siêu giàu trong khu vực

Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng năm 2024 ở mức 6,4%

Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ làm mới 3 động lực tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.