Thứ sáu, 22/11/2024

TP.HCM bắt đầu thu phí cảng biển từ 1-4-2022

25/03/2022 6:00 PM (GMT+7)

Từ 0 giờ ngày 1-4-2022, TP.HCM sẽ thực hiện thu phí cảng biển theo tiêu chí minh bạch, nhanh chóng, đơn giản tối đa thủ tục dịch vụ hành chính và không dùng tiền mặt.

Sáng 25-3, Sở GTVT TP.HCM phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP.HCM (gọi tắt là thu phí cảng biển).

TP.HCM bắt đầu thu phí cảng biển từ 1-4-2022 - Ảnh 1.

Việc thu phí thực hiện trên 26 cảng biển của TP.HCM


Doanh nghiệp không mất thời gian

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM, cho hay việc thu phí hạ tầng cảng biển do Cảng vụ đường thủy nội địa (đơn vị trực thuộc Sở GTVT) thực hiện theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HÐND ngày 9/12/2020 của HĐND TP.HCM.

Đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập-tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP.HCM.

Thành phố miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Phạm vi áp dụng thu phí là các cảng biển trên địa bàn thành phố. Mức phí thấp nhất 15.000 đồng/tấn, cao nhất 4,4 triệu đồng/container 40 feet.

Quy trình thu phí có 6 bước hoàn toàn tự động, sử dụng công nghệ thông tin để khai nộp phí dựa trên cơ sở dữ liệu (dữ liệu hàng hóa đã được khai báo trên cổng thông tin của Hải quan TP HCM) được chia sẻ từ Tổng cục Hải quan. Cục Hải quan TP.HCM là đơn vị hỗ trợ công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu tờ khai và hàng hóa qua cảng lên hệ thống thu phí.

Cá nhân, doanh nghiệp (DN) có thể thực hiện quy trình khai báo và đóng phí trên hai Cổng thông tin điện tử gồm Cổng thông tin điện tử của Hải quan TP.HCM và Cảng vụ đường thủy nội địa. Do đó, các DN khi thực hiện thủ tục không mất thời gian, không ùn ứ.

Đối tượng miễn nộp phí gồm Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

TP.HCM bắt đầu thu phí cảng biển từ 1-4-2022 - Ảnh 2.

Phí hạ tầng cảng biển sẽ được thực hiện từ 0 giờ ngày 1-4-2022


Nguồn thu sẽ đầu tư cho công trình hạ tầng xung quanh cảng biển

Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, việc triển khai thu phí trên toàn hệ thống gồm 26 cảng biển ở TP.HCM, ước tính mỗi năm nguồn thu phí khoảng 3.000 tỉ đồng.

Ước tính số tiền thu được sau 5 năm, từ nay đến năm 2025 sẽ bổ sung đầu tư cho 14 dự án. Cu thể, mở rộng đường Nguyễn Thị Định; nút giao thông Mỹ Thủy hoàn chỉnh theo quy hoạch; khép kín đường Vành đai 2 từ cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa (trên Quốc lộ 1); mở rộng đường Võ Chí Công; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường 990 đến Vành đai 2); đầu tư xây dựng mới đường D7 (đoạn từ đường 990 đến đường Võ Chi Công); xây dựng đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu; xây dựng mới cầu Thủ Thiêm 4 (theo hình thức PPP); mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm) theo đúng quy hoạch; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.

Ngoài ra sẽ nạo vét, duy tu luồng Soài Rạp, nạo vét tuyến đường thủy nội địa, đầu tư xây dựng cảng cạn, cảng thủy nội địa để tăng năng lực khai thác vận tải hàng hóa bằng đường thủy, giảm áp lực giao thông đường bộ.

"Khoản thu này chỉ bù đắp 1 phần trong kinh phí xây dựng các công trình giao thông (khoảng 16.000 tỉ đồng giai đoạn 2021-2025, chiếm 17% tổng kinh phí dự kiến xây dựng các công trình giao thông 2021-2030 là 93.247 tỉ đồng). Tuy nhiên trong bối cảnh ngân sách thành phố còn khó khăn thì khoản thu sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách thành phố", ông An cho hay.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Doanh nghiệp kiến nghị nhiều cơ chế để phát triển nhà ở xã hội

Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kỳ vọng bứt tốc trong phát triển nhà ở xã hội

Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cưỡng chế thu hồi khu "đất vàng" để xây dựng trường học

Cơ quan chức năng ở TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các công trình sai phạm trên khu "đất vàng" tại quận 10. Mục đích thu hồi là để xây một trường học mới.

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Dự án Aqua City được gỡ vướng pháp lý

Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

Vì sao TP.HCM "cắt" hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt?

TP.HCM đã có thông báo đến nhà đầu tư và doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.