Cao điểm Tết Dương lịch đang đến gần, số lượng hành khách có nhu cầu đi xe buýt dự báo sẽ có nhiều biến động. Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết đơn vị đã lên phương án để phục vụ nhu cầu người dân.
Theo đó, Trung tâm dự báo dịp Tết Dương lịch 2023 nhu cầu sử dụng xe buýt của hành khách trên một số tuyến sẽ giảm. Nguyên nhân là do học sinh, sinh viên và người lao động sẽ được nghỉ tết. Tuy nhiên, nhu cầu của hành khách đến các địa điểm khu du lịch, khu di tích sẽ tăng cao.
Do đó, để chủ động điều chỉnh thông số hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Trung tâm xây dựng kế hoạch triển khai phục vụ hành khách trong dịp Tết Dương lịch 2023.
Trong đó, Trung tâm sẽ điều chỉnh một số tuyến, căn cứ vào nhu cầu đi lại của hành khách với 6 nhóm tuyến cần điều chỉnh.
Trung tâm dự báo trong đợt nghỉ Tết Dương lịch 2023, hành khách sẽ có nhu cầu đi bằng xe buýt đến huyện Cần Giờ tăng cao.
Do đó, các tuyến xe buýt số 77 (Đồng Hòa - Cần Thạnh) và tuyến xe buýt số 90 (Phà Bình Khánh - Cần Thạnh) sẽ tăng số chuyến hoạt động/ngày để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách.
Trung tâm cũng tăng số chuyến xe của tuyến xe buýt không trợ giá tỉnh liền kề 61-3 (Bến xe An Sương – Bến xe Thủ Dầu Một) từ 16 chuyến lên 36 chuyến xe/ngày.
Như vậy, trong dịp Lễ Tết Dương lịch 2023 sẽ điều chỉnh tăng 46 chuyến/ngày của 3 tuyến là 77, 90 và 61-3. Tổng số chuyến tăng trong 3 ngày là 138 chuyến xe.
Mặt khác, Trung tâm cũng chuẩn bị phương án cho nhóm tuyến có sản lượng giảm. Cụ thể, Trung tâm sẽ giảm 1.920 chuyến của 21 tuyến xe buýt có trợ giá. Trong đó, các tuyến xe buýt số 50, 52 và 86 sẽ tạm thời ngưng hoạt động trong 3 ngày nghỉ lễ. Riêng 3 tuyến này sẽ giảm 576 chuyến.
Nhóm tuyến xe buýt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất có các tuyến buýt số 103, 109, 152 và 72-1 và nhóm tuyến kết nối Bến xe Miền Đông mới với ba tuyến gồm 76, 93 và 150 phải đảm bảo hoạt động đúng các thông số đã được Sở GTVT và biểu đồ chạy xe do Trung tâm ban hành.
Trước đó, Sở GTVT TP.HCM đã yêu cầu các đơn vị đảm bảo xe phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tại các bến xe, xây dựng các phương án ứng phó với tình hình phát sinh thực tế. Trong đó, chú ý đảm bảo phương tiện vận tải hành khách công cộng kết nối với bến xe, ga đường sắt Sài Gòn, cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất trong cao điểm Tết 2023.
Việc kết nối dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với một số dự án giao thông khác trên địa bàn được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Sau 7 năm dừng thi công khi chỉ hoàn thành 12% giá trị hợp đồng, dự án xây dựng đoạn đường nối từ Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ được khởi công trong năm 2025.
Thị trường bất động sản phía Nam đã trở lại từ quý 3 và đang chuyển biến tích cực về cuối năm khi nhịp “sóng” của các dự án càng tăng, mặc dù nguồn cung vẫn ở trạng thái khan hiếm.
Với chiến lược đầu tư bài bản và tiềm năng lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng tốc thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực Đông Nam bộ và cả nước. Tỉnh có vị trí cực kỳ thuận lợi: nằm ngay cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế, kết nối thuận lợi với TP.HCM và các tỉnh trong khu vực.
Tuyến Metro số 1 tại TP.HCM đã sẵn sàng vận hành thương mại vào ngày 22/12/2024. Ga ngầm lớn nhất của tuyến - Ga Bến Thành - nằm gần chợ Bến Thành, trung tâm của thành phố.
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại công ty con phụ trách phát triển một phân khu thuộc dự án "đảo tỷ phú" ở Hải Phòng cho công ty Vinhomes và đối tác nước ngoài.