Ban quản lý đường sắt đô thị (MAUR), cho biết: Hiện trên công trường, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang duy trì thi công cả bốn gói thầu chính, với 426 kỹ sư, công nhân được huy động. Số lượng này ít hơn rất nhiều lần so với lúc chưa có dịch (trên 2.000 người).
Hiện một số nhà thầu của dự án đã tạm ngưng công việc, bởi không thể đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Trước đó, giữa tháng 7, liên danh NJPT - tư vấn dự án Metro số 1 đã tạm dừng công tác giám sát công trường ở các gói thầu, bởi không thể tuân thủ các điều kiện như trên.
Sở GTVT TP.HCM, cho biết: Hiện khối lượng dự án thực hiện đạt khoảng 87,22%. Cụ thể gói thầu số 1a (xây dựng đoạn gần 0,756km từ Nhà ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP.HCM, khối lượng đạt 92,70%), gói thầu 1b (xây dựng đoạn ngầm 1,745km từ ga Nhà hát TP.HCM đến ga Ba Son, khối lượng đạt 98,60%), gói thầu số 2 (xây dựng đoạn trên cao và depot, chiều dài 17,1km từ ga Ba Son đến địa bàn Bình Dương, khối lượng đạt 93,63%) và gói thầu số 3 (mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng, khối lượng đạt 73,05%).
Cầu Thủ Thiêm 2 mới hợp long
Ngày 2/9, dự án này đã hoàn thành lắp đặt đốt dầm AS16 - đốt dầm cuối cùng trong 17 dầm thép của phần cầu chính băng ngang sông Sài Gòn. Việc lắp xong đốt dầm này, nhịp chính dây văng cầu Thủ Thiêm 2 đã nối liền hai bên bờ sông.
Dự án được khởi công từ năm 2015. Ban đầu, dự án dự kiến hoàn thành năm 2018, song gặp nhiều vướng mắc nên lỗi hẹn.
Hiện tại, dự án này cũng đang gặp nhiều vướng mắc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc cung cấp vật tư xây dựng gặp nhiều khó khăn, do các nhà máy cung cấp bê tông tạm dừng hoạt động. Ông Phan Công Bằng - phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM - thông tin: Khối lượng thi công công trình đến nay đạt khoảng trên 80%. Hiện đang tiếp tục triển khai thi công phần cầu chính và nhánh N2; dự kiến thông xe vào cuối năm 2021 và hoàn thành toàn bộ công trình vào 30/4/2022.
Được biết, tháng 4/2021 UBND TP.HCM đã quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án xây dựng này theo hình thức Hợp đồng BT, điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến năm 2023.
Nút giao thông trọng điểm… đang gặp khó
Sáng 10/9, chúng tôi có mặt tại công trường dự án xây dựng hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7). Tại đây, không khí tại công trường này rất vắng vẻ, không một bóng người. Những chiếc máy xúc, cần cẩu nằm yên tại công trường.
Sở GTVT TP.HCM, cho biết: Dự án đang gặp khó trong việc tiếp nhận vật tư. Khối lượng thi công công trình mới đạt khoảng 27,3%. Theo kế hoạch, dự án hầm chui HC2 và trạm bơm hoàn thành thông xe kỹ thuật vào Quý III/2022. Hầm chui HC1 và toàn bộ đường giao thông hoàn thành vào quý III năm 2023.
Sở GTVT TP.HCM cho biết: Dự án này không vướng mặt bằng, nhưng chủ đầu tư chưa quyết liệt tập trung chỉ đạo thực hiện, giải quyết vướng mắt phát sinh; dẫn đến tiến độ thực hiện dự án chậm so với kế hoạch.
Tại dự án xây dựng cầu vượt Bến xe Miền Đông mới trên Xa lộ Hà Nội: Khối lượng thi công công trình đạt khoảng 24%. Hiện nay việc tổ chức thi công công trình gặp khó khăn do không có mặt bằng. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện chậm, do Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) chưa chuyển kinh phí bồi thường cho địa phương để chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân.
Ông Phan Công Bằng - phó Giám đốc sở GTVT TP.HCM - chia sẻ: Trong thời điểm hiện nay, TP.HCM đang thực hiện theo Chỉ thị 16 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Việc bố trí nhân lực thi công xây dựng các công trình, triển khai thực hiện một số công tác liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng (tiếp xúc, đối thoại với các hộ dân, cá nhân có đất bị thu hồi trong dự án) gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chậm tiến độ thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thi công xây dựng công trình.
TP.HCM triển khai 46 dự án giao thông trọng điểm năm 2021
Tổng dự án, công trình trọng điểm giao thông vận tải năm 2021 trên địa bàn TP.HCM gồn 46 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 244.956.429 tỷ đồng, trong đó giao thông đường bộ 39 dự án với tổng mức vốn đầu tư khoảng 141.734.299 tỷ đồng; đường sắt đô thị: 4 dự án với tổng mức vốn đầu tư khoảng 93.824.900 tỷ đồng; đường thủy: 1 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 125 tỷ đồng; giao thông xanh: 1 dự án với tổng mức vốn đầu tư khoảng 3.272.230 tỷ đồng; cụm cảng: 1 dự án với tổng mức vốn khoảng 6.000 tỷ đồng.
Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.