Giám đốc Sở Xây dựng Trần Hoàng Quân cho biết, nguồn vốn ngân sách của Thành phố dành cho chương trình di dời nhà ở trên và ven kênh rạch là rất hạn chế, không đủ so với nhu cầu.
Các dự án không hấp dẫn nhà đầu tư, nên phải thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách là chính (62%, gồm 59 dự án, với gần 27.000 tỷ đồng), trong khi nguồn ngân sách TP.HCM cũng khó khăn, phải phân bổ cho nhiều chương trình khác. Do vậy TP chỉ bố trí vốn đầu tư công cho 32 dự án.
Chương trình cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thay thế chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 cũng gặp nhiều vướng mắc. Tương tự, công tác cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu cũng gặp nhiều khó khăn, một phần do quy hoạch lộ giới hẻm chưa phù hợp thực tế.
Trong xây dựng nhà ở xã hội, hiện số đối tượng có nhu cầu nhưng không đáp ứng được đầy đủ điều kiện: không đảm bảo nguồn vốn tự có (30% đối với xây/sửa nhà); lao động là người ngoại tỉnh không có hộ khẩu thường trú để vay vốn xây mới, sửa chữa nhà để ở, đặc biệt khu vực các huyện việc tách thửa đất của cha mẹ cho con cái gặp nhiều khó khăn do thủ tục, yêu cầu về tài chính, diện tích,... nên nhiều trường hợp xây dựng nhà khi tách ra ở riêng không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không đảm bảo điều kiện vay vốn,...
Trong khi đó, đối tượng cho vay của Quỹ Phát triển nhà ở chỉ giới hạn trong phạm vi đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực hưởng lương ngân sách thành phố, lực lượng vũ trang và cơ quan thuế Thành phố, chưa mở rộng đến các đối tượng khác có khó khăn về nhà ở.
Qua công tác giám sát, Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND TP.HCM Cao Thanh Bình cho rằng, nhà ở xã hội là vấn đề TPHCM rất quan tâm, có nhiều giải pháp ưu tiên tối đa. Nhưng thực tế khảo sát thấy cần phân bố nhà ở xã hội đều ở các khu vực, đồng thời cảnh báo việc chủ đầu tư xin điều chỉnh tăng mật độ xây dựng sau khi đã hoàn thành dự án, có dự án xin tăng tới 15-20%. Trong khi doanh nghiệp hưởng lợi lớn, thì ngân sách nhà nước lại phải oằn mình khắc phục những hệ lụy về giao thông, trường lớp…
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định, chương trình phát triển nhà ở là công việc lớn của TP.HCM và UBND TP.HCM sẽ tập trung làm tốt hơn nữa. Vừa qua, UBND TP.HCM đã xem xét rút ngắn quy trình thủ tục của dự án nhà ở, từ 500 ngày có thể giảm xuống còn 133 hoặc 217 ngày tùy trường hợp.
Với nhà trên và ven kênh rạch, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nói: "Nếu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (năm 2025) mà còn để nhiều nhà trên và ven kênh rạch như thế, trong khu 930ha còn những khu ổ chuột lụp xụp là chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ. Ít nhất TP.HCM cũng phải giải quyết được 50% trong số hơn 20.000 căn".
TP.HCM còn tồn tại rất nhiều nhà trên kênh rạch chưa xử lý được. Ảnh: P.V
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết, giai đoạn 2016-2020 số lượng dự án nhà ở xã hội hoàn thành, đưa vào sử dụng là 19/64 dự án. Giai đoạn 2021-2025 TP.HCM dự kiến phát triển 47 dự án nhưng hết quý 1/2022 mới chỉ hoàn thành được 1 dự án.
Bà Lệ đề nghị UBND TP.HCM tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ dự án nhà ở thương mại có bố trí 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển giao quỹ nhà ở tương đương 20% quỹ đất để sử dụng làm nhà ở xã hội, hoặc nộp tiền tương đương 20% quỹ đất vào ngân sách nhà nước.
Đồng thời có giải pháp sử dụng hiệu quả số tiền thu được để phát triển quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP.HCM. Trong đó cần ưu tiên cho các địa phương, đơn vị đã có quỹ đất sạch nhưng thiếu vốn, nhằm tránh lãng phí đất đai như ở huyện Nhà Bè.
Liên quan đến phát triển nhà ở thương mại, Chủ tịch HĐND TPHCM đề nghị UBND TP.HCM có biện pháp cụ thể đối với các chủ đầu tư thực hiện dự án không đảm bảo chất lượng, không có khả năng thực hiện dự án, không đảm bảo tiến độ, cố tình kéo dài thời gian thực hiện dự án, chậm đầu tư các công trình công cộng, chậm bàn giao hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà do hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư cho người lao động thuê, bà Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh TP.HCM cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ và quản lý đối với loại hình nhà ở này.
Nhận định công tác bồi thường, di dời nhà trên và ven kênh rạch còn khá chậm, mới đạt 12,4% trong tổng số 20.000 căn; cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thay thế chung cư cũ cũng còn chậm, bà Lệ đề nghị UBND TP.HCM quan tâm bố trí vốn, huy động vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị. Trong đó bao gồm việc thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thay thế chung cư cũ; di dời nhà ở trên và ven kênh rạch; cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu trên địa bàn quận – huyện.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.