Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 13/10), VN-Index tăng 3,12 điểm (+0,27%) lên mốc 1.154,73 điểm với 192 mã tăng, 274 mã giảm và 82 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên HSX đạt 621.416.606 cổ phiếu, thanh khoản đạt 14.000 tỷ đồng. Rổ VN30 tăng 1,17 điểm (+0,10%) với 13 mã tăng, 1 mã tham chiếu và 16 mã giảm.
HNX-Index tăng 0,61 điểm (0,26%) dừng ở mức 239,05 điểm, thanh khoản đạt 91 triệu cổ phiếu với 1.984 tỷ đồng trao tay. Trong khi UPCoM-Index lại ngược dòng khi giảm 0,18 điểm (0,2%) dừng ở mức 87,9 điểm.
Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (16/10), Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) nhận định, điểm số là điểm nhấn tích cực khi VN-Index có tuần giao dịch tăng mạnh, chinh phục ngưỡng kháng cự 1.150 điểm với tất cả các nhóm ngành đều tăng.
Hơn nữa VN-Index có phiên test lại ngưỡng hỗ trợ 1.140 điểm và đảo chiều xanh điểm cho thấy dù thanh khoản chưa xác nhận nhưng xu hướng tích cực đã có tín hiệu quay lại. Tuy nhiên, theo CSI, vì khối lượng chưa xác nhận nên khả năng cao sự bứt phá tăng điểm là chưa xảy ra, thay vào đó sẽ có xuất hiện những nhịp rung lắc trong các phiên tới.
"Chúng tôi ưu tiên mở vị thế mua thăm dò ở những mã bứt phá mạnh hơn thị trường trong lúc thị trường chung có nhịp chỉnh nhẹ trong các phiên tuần tới", chuyên gia CSI khuyến nghị.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) thì nhận định, xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn vẫn đóng vai trò chủ đạo, áp lực rung lắc sẽ ngày càng trở nên rõ nét hơn trong quá trình đi lên với ngưỡng kháng cự đáng lưu ý được đặt quanh 1.160 (+/-10) điểm.
Vì vậy, KBSV khuyến nghị nhà đầu tư trải lệnh bán hạ dần tỷ trọng về mức an toàn khi chỉ số thử thách vùng kháng cự đã đề cập.
Đồng quan điểm, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vẫn tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng những phiên có sự tăng điểm tốt để chủ động cơ cấu, thu gọn lại danh mục, duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý từ 20-30% và hạn chế sử dụng đòn bẩy trong giai đoạn này.
Phiên giao dịch hôm nay (16/10), Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) khuyến nghị mua cổ phiếu DGW của CTCP Thế giới số (HoSE: DGW) ở mức giá hiện tại dựa trên phân tích kỹ thuật và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo FSC, kỳ vọng nhu cầu ICT và điện thoại di động phục hồi trong nửa cuối năm với sự kiện ra mắt iPhone 15 của Apple và yếu tố mùa vụ; đồng thời, việc giảm lãi suất cũng hỗ trợ cho đà tăng trưởng của DGW trong thời điểm cuối năm.
Về góc nhìn kỹ thuật, đồ thị giá của DGW đóng cửa tăng 2% với khối lượng giao dịch tăng 88% so với phiên trước đó và cao hơn mức khối lượng trung bình 20 phiên.
Trong ngắn hạn, đồ thị giá đã vượt lên trên mức kháng cự 59.20 và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên xu hướng ngắn hạn có thể sẽ rõ ràng hơn.
Hiện nay, đồ thị giá đang giao dịch tại vùng khoảng trống giảm giá được hình thành trong phiên 22/09/2023 cho nên đồ thị giá có thể đối mặt với các áp lực điều chỉnh ngắn hạn và các nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh này để mua vào.
FSC dự phóng mức giá mục tiêu trong 26 phiên cho cổ phiếu DGW là 71.210 đồng/CP (tương ứng upside 17,32% so với thị giá hiện tại). Nếu thành công cán mốc mức giá này, DGW sẽ lập đỉnh 1 năm và tiến gần hơn so với thị giá tại thời điểm VN-Index thăng hoa đạt 1.500 điểm hồi đầu năm 2022.
Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì khuyến nghị mua cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HoSE: CTG) với giá mục tiêu 34.900 đồng/CP.
Theo VDSC, tỷ lệ nợ xấu của CTG đang được kiểm soát tốt ở mức 1,27% so với 1,28% vào quý I/2023. Nợ nhóm 2 đồng thời giảm so với quý trước, đạt 2,59%. CTG cũng đã thực hiện trích lập dự phòng 6.400 tỉ đồng trong quý II, tăng 10% so với cùng kỳ.
Trong nửa cuối năm 2023, VDSC kỳ vọng CTG sẽ kiểm soát được chi phí dự phòng tương đương nửa đầu năm ở mức 12.000 tỉ đồng, từ đó lợi nhuận trước thuế ước tính 12.100 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.
Cả năm 2023, thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế CTG dự báo lần lượt ở mức 71.100 tỉ đồng và 24.700 tỉ đồng, tăng 10,9% và 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế và tỉ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tương ứng là 19.800 tỉ đồng và 3.632 đồng.
Trên cơ sở đó, VDSC khuyến nghị mua cổ phiếu CTG với giá mục tiêu 34.900 đồng/CP. Hiện cổ phiếu này có giá 29.300 đồng/CP.
Một số đối tượng tự xưng công ty luật, công ty tư vấn liên hệ các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng, đề nghị hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận và yêu cầu đưa một số tiền lớn làm chi phí.
Việt Nam giờ đây đóng vai trò quan trọng tại khu vực Đông Nam Á trong hệ thống sản xuất và cung ứng vật liệu nhựa hiện đại của tập đoàn Pearl Polyurethane Systems (Pearl) từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE.
Việc các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới mở rộng đầu tư tại khắp các tỉnh, thành đã góp phần tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.