Phiên giao dịch ngày 10/10, nhóm cổ phiếu penny chính là điểm nhấn khi đồng loạt nổi sóng. Toàn thị trường có tới 15 mã cổ phiếu penny "trần cứng" với thanh khoản vượt mốc trung bình 20 phiên.
Xét trên toàn thị trường, mặc dù vẫn giữ được sắc xanh tuy nhiên chỉ số VN-Index diễn biến không quá tích cực. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index tiếp tục hồi phục lên vùng 1.143,69 điểm với 354 mã tăng, 140 mã giảm và 68 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE đạt hơn 671,76 triệu đơn vị, tương ứng trị giá hơn 15,3 nghìn tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, NĐT nước ngoài tiếp tục bán ròng 285 tỷ đồng trên sàn HoSE, tập trung chủ yếu tại cổ phiếu VPB, VHM,... Chiều ngược lại, HPG tiếp tục được gom hàng với giá trị trên 64 tỷ đồng.
Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (11/10), các chuyên gia chứng khoán vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý từ 20-30% tài khoản.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) khuyến nghị nhà đầu tư cần bám sát diễn biễn thị trường ở khu vực kháng cự 1.150-1.160 điểm của VN-Index và chỉ nên giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu thuộc các nhóm ngành có xu hướng tốt hơn thị trường trong giai đoạn này như cảng biển, điện.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nhận định, giai đoạn này thị trường sẽ hình thành các nhịp tăng, giảm đan xen để hướng tới đi ngang chặt chẽ dần. Vì thế, nhà đầu tư ngắn hạn có thể tham gia với tỷ trọng thấp trong nhịp rung lắc với kỳ vọng VN-Index có nhịp hồi phục.
Với nhà đầu tư trung, dài hạn mặc dù hiện tại xu hướng uptrend kết thúc nhưng khả năng cao thị trường sẽ đi vào vùng tích lũy lại. Do đó, nhà đầu tư dài hạn không cần quá lo ngại, có thể tiếp tục nắm giữ danh mục đã cơ cấu tốt từ đầu sóng và chờ cơ hội giải ngân thêm khi thị trường tích lũy ổn định trở lại.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) thì nhận định, VN-Index đã test ngưỡng kháng cự kỳ vọng 1.145-1.150 điểm và chưa chinh phục được. Cộng với đó là sự thu hẹp đà tăng về cuối phiên cũng như sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu phòng thủ là nhóm Điện đang cho thấy những tín hiệu chững lại của thị trường.
Chỉ số đã tiến tới ngưỡng kháng cự, mà tại mốc này CSI đã ưu tiên vị thế bán trong các khuyến nghị trước đây.
"Ở thời điểm hiện tại, xu hướng tăng điểm vẫn chưa được xác nhận, nên chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng, kiên nhẫn chờ đợi ngưỡng hỗ trợ 1.081-1.096 điểm", chuyên gia CSI khuyến nghị.
Còn theo Công ty Chứng khoán SSI, chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh về vùng 1.13x điểm để lấp lại Gap-up tăng điểm được tạo vào sáng nay và sau đó tăng điểm hồi phục tiếp tục với hai mục tiêu gần nhất ở 1.148 điểm và 1.162 điểm.
Dưới góc độ kỹ thuật thì VN-Index đã hình thành phân kỳ đáy ngắn trên đồ thị ngày cho tín hiệu vùng đáy quanh trung vị 1.118 điểm và xu thế trong những phiên tới sẽ là hồi phục trong nghi ngờ với việc tăng giảm đan xen.
Theo nhận định chung từ các công ty chứng khoán, trong phiên giao dịch hôm nay (11/10), nhà đầu tư có thể quan tâm đến các nhóm ngành gồm Thép, Chứng khoán, Bất động sản Khu công nghiệp, Dầu khí và các nhóm ngành riêng lẻ (Bán lẻ, Hoá chất & phân bón, Thuỷ sản, Vận tải biển & Khai thác cảng, Dệt may).
Cụ thể, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dành khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DGW của Công ty CP Thế giới số (HoSE: DGW).
Theo quan điểm đầu tư của KBSV, kể từ cuối năm 2022 đến nay, DGW liên tục ký kết hợp đồng với các nhãn hàng và ngành hàng mới, có thể kể đến các thương vụ với các hãng lớn như ABInbev, Westinghouse, Achison. Với mô hình MES hoàn thiện và kinh nghiệm phát triển thị trường lâu năm, kỳ vọng DGW sẽ hợp tác thành công với các nhãn hàng đem lại nguồn doanh thu mới nhằm giải quyết bài toán tăng trưởng.
KBSV dự phóng doanh thu thuần năm 2023 của DGW đạt 19.643 tỷ đồng (giảm 11% so với năm ngoái), lợi nhuận sau thuế đạt 440 tỷ đồng (giảm 36%). Kỳ vọng những sự phục hồi của nhóm ngành ICT và các ngành hàng mới sẽ giúp DGW hồi phục và tăng trưởng trong năm 2024.
Vì thế, KBSV đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 67.800 đồng/CP.
Chứng khoán Agribank (AGR) thì dành khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS).
Theo quan điểm đầu tư của AGR, với việc trúng thầu gói EPCI 1 giá trị hơn 1 tỷ USD, PVS được kỳ vọng có thể sớm bắt đầu triển khai từ đầu năm 2024 khi dự án Lô B - Ô Môn có FID. AGR kỳ vọng PVS sẽ có khối lượng công việc lớn trong giai đoạn 2024-2027 và đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn.
Mảng điện gió ngoài khơi còn nhiều dư địa tăng trưởng: PGE group và Orsted đã ký thỏa thuận với liên doanh PTSC M&C (công ty con của PVS) để thiết kế, sản xuất và vận hành 4 trạm biến áp ngoài khơi (375 MW mỗi trạm) cho dự án điện gió Baltica 2 tại Ba Lan. Ngoài ra, mảng điện gió trong nước cũng còn nhiều tiềm năng khi công suất điện gió quy hoạch được tập trung đẩy mạnh.
Với vị thế là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVS có nhiều lợi thế để trúng các gói thầu về dầu khí và điện gió ngoài khơi trong tương lai.
Mảng cho thuê kho chứa nổi FSO/FPSO đem lại dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp: Các tàu FSO Orkid, FPSO Ruby II, FSO Biển Đông 01, FSO Golden Star và FSO MV12 sẽ hoạt động ổn định đến 2027. Ngoài ra, PVS cũng đang đàm phán để kéo dài hợp đồng với FPSO Lam Sơn từ năm 2025.
Do đó, AGR khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 42.000 đồng/CP.
Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…
Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.