Cụ thể, hai chính sách quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận liên quan đến thị trường bất động sản chính thức có hiệu lực từ hôm nay là chính sách xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản và chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Theo đó, với chính sách xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản, Nghị định số 44/2022/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quy định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân (trừ cơ quan tham gia xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về nhà ở và cơ quan quản lý Nhà nước liên quan) có nhu cầu sử dụng thông tin phải nộp kinh phí khai thác sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định.
Cũng theo Nghị định trên, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản sẽ phải gửi phiếu yêu cầu cho cơ quan, đơn vị quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu trực tiếp theo hình thức văn bản cho bên cung cấp (gửi qua đường công văn, fax, bưu điện) hoặc đăng ký trực tuyến trên trang thông tin điện tử của bên cung cấp.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên cung cấp sẽ xem xét cấp quyền truy cập quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hợp lệ.
Nghị định cũng quy định 3 cách để biết thông tin về thị trường bất động sản, thông qua Cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (http://www.batdongsan.xaydung), Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng; phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu; hợp đồng giữa cơ quan quản lý hệ thống thông tin và bên khai thác sử dụng dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Cũng từ hôm nay (15/8), chính sách mới về đất đai liên quan đến việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo sẽ chính thức được áp dụng theo quy định tại Thông tư 01/2022/TT-BXD của Bộ xây dựng.
Theo đó, việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được triển khai thực hiện bằng hình thức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
Cụ thể, hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ xây mới/sửa chữa nhà ở ký cam kết và đăng ký với ủy ban nhân dân xã, đề xuất chọn mẫu nhà, phương thức xây mới hoặc sửa chữa. Định mức trong trường hợp này là 40 triệu đồng/hộ/nhà xây mới; 20 triệu đồng/hộ/sửa chữa nhà từ nguồn ngân sách trung ương.
Tiêu chí để hộ nghèo được hỗ trợ gồm: Chưa có nhà/có nhà nhưng nhà ở không bền chắc khi có ít nhất hai trong ba kết cấu chính là nền - móng, khung - tường, mái làm bằng vật liệu không bền chắc; diện tích nhà ở bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2; chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chính sách khác.
Thông tư 01/2022/TT-BXD cũng quy định cụ thể về thứ tự ưu tiên khi hỗ trợ như sau: Hộ nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai; các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại.
Với các hộ cùng mức ưu tiên, việc hỗ trợ thực hiện theo thứ tự: Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở hư hỏng, dột nát có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn; hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở; hộ nghèo, hộ cận nghèo có đông nhân khẩu.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc