Chiều giữa tuần, đang chạy xe về nhà trên đường đông, ùn tắc, bất chợt điện thoại của tôi reo.
ảnh minh họa
Nghĩ chắc có việc gì gấp từ cơ quan hoặc gia đình nên dù kẹt xe, tôi cũng cố gắng chuyển hướng tấp vào lề đường. Đầu dây bên kia: "Xin chào anh chị, em là nhân viên công ty chứng khoán…". Bực mình, tôi ngắt điện thoại, cũng vừa lúc 2 thanh niên từ phía sau vọt lên giật điện thoại của tôi. Cú giật bất thành nhưng tôi mất thăng bằng nên bị té ngã. Về nhà, tôi gọi lại số vừa gọi để "mắng vốn" thì nghe được: "Số máy quý khách vừa gọi không có thực hay không đúng". Tôi thử gọi đến lần thứ 3 thì nội dung cũng vậy.
Việc bị quấy rầy, tra tấn bởi các loại cuộc gọi chào mời mua dự án bất động sản, chơi chứng khoán, giới thiệu việc nhẹ lương cao, nhận quà tặng… gây ra bao nhiêu phiền toái, thậm chí tai nạn, như trường hợp của tôi.
Các nhà mạng công bố đã ngăn chặn hơn 26.000 thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác trong những tháng đầu năm 2022. Nghị định 91 của Chính phủ cũng đã quy định về việc xử lý tin nhắn rác và cuộc gọi rác nhưng hàng triệu người dùng vẫn liên tục bị quấy rối.
Có một thực tế là đến nay, hầu như chưa thấy công bố tổ chức, cá nhân nào đã bị xử phạt với hành vi này khiến các quy định thiếu tính răn đe và người dân lại càng thờ ơ với việc phản ánh về các thuê bao đã dội bom tin nhắn hay gọi điện.
Bên cạnh đó, dù người dùng sử dụng chức năng chặn cuộc gọi nhưng nhiều quá cũng không thể nào chặn hết. Chưa kể, các cuộc gọi "rác" thường không chỉ dùng đúng một đầu số để gọi nên chặn số này thì số khác gọi.Ngoài ra, không phải người dùng điện thoại di động nào cũng biết cách để tố giác đến nhà mạng và cơ quan chức năng. Nhiều người không quan tâm đến giải pháp kỹ thuật.
Để ngăn chặn cuộc gọi, tin nhắn "rác", cần cơ quan chức năng siết chặt tình trạng mua bán thông tin cá nhân của người khác, áp dụng quy định pháp luật, mạnh tay xử phạt các hành vi vi phạm. Các nhà mạng phải làm tròn trách nhiệm với khách hàng, có giải pháp quản lý được khi phát triển thuê bao mới, xử lý ngay những phản ánh về tin nhắn, cuộc gọi "rác". Đặc biệt, người dùng cũng cần tố giác đến nhà mạng và cơ quan chức năng nếu bị quấy rầy.
Từng là nơi vui chơi, giải trí cho người dân nhưng nhiều hạng mục tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (quận Hai Bà Trưng) đang xuống cấp trầm trọng, nhiều khu đất bị sử dụng sai mục đích. Sau hơn 20 năm, hiện trạng công viên nhếch nhác, xuống cấp và bị "xẻ thịt" bởi những lợi ích kinh tế.
Tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông kết nối vùng quan trọng, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng. Các dự án với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, Bình Dương kỳ vọng tạo sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội.
Phố đi bộ là sự kết hợp các khu vực thương mại sẵn có và khai thác các dịch vụ thương mại của người dân để hình thành khu phố sầm uất, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm cho người dân và du khách, góp phần quảng bá, giới thiệu vùng đất, con người Huế thân thiện, mến khách, giàu truyền thống văn hóa.
Mặc dù các cơ quan chức năng của địa phương này thường xuyên kiểm tra xử phạt, nhưng nhà không phép vẫn mọc lên.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn ảm đạm, một số doanh nghiệp địa ốc đã rục rịch bung hàng, dù không kỳ vọng vào thanh khoản. Song động thái này của các doanh nghiệp sẽ có tác dụng bổ sung thêm nguồn cung, khiến thị trường ấm lên.
Ngoài phương án "đấu giá quyền sử dụng đất", TP.HCM hoàn toàn có thể thực hiện "đấu thầu dự án có sử dụng đất" đối với 4 lô đất ở Thủ Thiêm, nhằm để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực cao nhất, dự án tốt nhất.