Vay hơn 41 tỉ Yên cho dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Minh Chiến
17/12/2023 9:18 AM (GMT+7)
Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ cho dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên nhằm tiếp tục bổ sung nguồn vốn, góp phần hoàn thành dự án quan trọng này
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, chiều 16-12, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã trao đổi Công hàm cho khoản vay STEP lần 4 của Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho dự án "Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên" (tuyến Metro số 1)
Việt Nam - Nhật Bản trao đổi công hàm về khoản vay cho dự án Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: NLĐO
Theo Bộ Tài chính, đây là khoản vay tiếp nối lần thứ 4 trị giá 41.223,7 triệu Yên (sau 3 khoản vay cho dự án vào các năm 2007, 2012 và 2016) được Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ cho dự án nhằm tiếp tục bổ sung nguồn vốn, góp phần hoàn thành dự án quan trọng này. Đồng thời, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam.
Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên dự kiến vận hành vào tháng 7-2024
Tuyến đường sắt đô thị số 1 TP HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên là 1 trong 8 tuyến Metro được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch nhằm hình thành hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho đô thị lớn nhất trong cả nước. Dự án có gói 4 gói thầu chính sử dụng vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản gồm 3 gói thầu xây dựng và 1 gói thầu cơ điện.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành, quận 1 đến Depot Long Bình, TP Thủ Đức. Đây là là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, khởi công năm 2012. Dự án hiện đã triển khai chạy thử và hoàn thiện các hạng mục cuối cùng để hướng đến mục tiêu vận hành vào tháng 7-2024.
Sau tuyến này, dự án Metro số 2, đoạn Bến Thành - Tham Lương đang được TP HCM giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật để khởi công các gói thầu chính năm 2025, hoàn thành năm 2030.
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.
Việt Nam được xếp vào nhóm Top các nước sản xuất công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất thế giới dù giá thuê bất động sản công nghiệp đã tăng 70% tính từ năm 2019, theo 1 nghiên cứu toàn cầu mới nhất.
TP Hà Nội thành lập 126 Ban quản lý Dự án đầu tư - hạ tầng thuộc UBND xã, phường, trên cơ sở tổ chức lại các Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cấp huyện và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện hiện nay.
TP.HCM sẽ đầu tư hơn 8.555 tỷ đồng để nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây. Thời gian thực hiện dự án từ 2025-2030.
TP.HCM sẽ có khoảng 360 khu vực với hơn 55.000 lô đất đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng, điều này giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm áp lực thủ tục hành chính.