Trung Quốc vừa có động thái cho biết sẽ ngừng xuất khẩu urê , vì vậy các DN phân bón Việt Nam dự kiến sẽ hưởng lợi. Ảnh: DPM
Trong phiên giao dịch sáng nay (8/9), nhóm cổ phiếu ngành phân bón đồng loạt tăng trần ngay sau thông tin Trung Quốc yêu cầu các công ty ngừng xuất khẩu phân urê.
Cụ thể, chỉ 30 phút đầu phiên giao dịch, hàng loạt cổ phiếu phân bón như DCM, DPM, BFC, SFG đều tím trần và trắng bên bán.
Với Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM), thời điểm 10h, mã này đang tím trần ở mức giá 33.850 đồng/CP, tăng 2.200 đồng/CP (6,95%) với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5 triệu đơn vị và vẫn còn hơn 5 triệu đơn vị dư mua ở mức giá trần.
Tương tự, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HoSE: DPM) cũng đang tăng trần ở mức giá 40.450 đồng/CP, tăng 2.600 đồng/CP (6,87%) với khối lượng giao dịch đạt hơn 5 triệu đơn vị và vẫn còn hơn 2,5 triệu đơn vị dư mua ở mức giá trần.
Trong khi đó, các cổ phiếu như LAS và DHB tăng còn mạnh hơn nhờ có biên độ lớn, trong đó LAS tăng 9,2% và DHB leo dốc 11,6%.
Cổ phiếu phân bón đồng loạt tím trần phiên hôm nay 8/9
Nhà đầu tư trở nên hào hứng với cổ phiếu ngành phân bón trong phiên giao dịch hôm nay (8/9) ngay sau động thái ngừng xuất khẩu urê từ Trung Quốc.
Cụ thể, trong ngày 07/09, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết Trung Quốc đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt. Đây là động thái có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những quốc gia chuyên nhập khẩu phân bón như Ấn Độ.
Một số ông lớn phân bón của Trung Quốc đã tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo lệnh của Chính phủ. Nguồn tin này nói thêm hạn chế này chỉ áp dụng cho phân urê.
Hiện, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ phân urê hàng đầu thế giới nên bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.
Nếu bạn vẫn đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp nhưng lo lắng rằng mình đã “quá tuổi”, thì đây chính là lời khẳng định bạn cần: Hãy bắt đầu ngay bây giờ, không có thời điểm nào tốt hơn — bất kể bạn bao nhiêu tuổi, theo Entrepreneur.
Sau nhiều tháng đồn đoán và nhiều đề nghị từ các nhà đầu tư Mỹ, TikTok chi nhánh Mỹ có thể sắp có chủ mới. Tổng thống Donald Trump mới đây tiết lộ rằng đã có người mua tiềm năng, và ông sẽ công bố trong hai tuần tới – một động thái có thể cứu lấy tương lai lâu dài của ứng dụng này tại Mỹ.
Thị trường bạc toàn cầu có thể đứng trước một đợt tăng giá chưa từng có, CEO của First Majestic Silver dự báo giá bạc có thể vượt mốc 100 USD mỗi ounce, được thúc đẩy bởi sự hội tụ của các yếu tố kinh tế vĩ mô, địa chính trị và công nghiệp độc đáo.
Ngành ngân hàng ở Việt Nam đã có hơn 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học qua căn cước công dân gắn chip hoặc ứng dụng VNeID tính đến ngày 13/6/2025, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một CEO kiêm nhà sáng lập Startup cảnh báo, không ít người trung lưu đang liều lĩnh chạy theo hình ảnh hào nhoáng, vay nợ để "sống ảo", thay vì thực sự xây dựng tài sản lâu dài.
Nếu bạn vẫn đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp nhưng lo lắng rằng mình đã “quá tuổi”, thì đây chính là lời khẳng định bạn cần: Hãy bắt đầu ngay bây giờ, không có thời điểm nào tốt hơn — bất kể bạn bao nhiêu tuổi, theo Entrepreneur.
Sau nhiều tháng đồn đoán và nhiều đề nghị từ các nhà đầu tư Mỹ, TikTok chi nhánh Mỹ có thể sắp có chủ mới. Tổng thống Donald Trump mới đây tiết lộ rằng đã có người mua tiềm năng, và ông sẽ công bố trong hai tuần tới – một động thái có thể cứu lấy tương lai lâu dài của ứng dụng này tại Mỹ.
Thị trường bạc toàn cầu có thể đứng trước một đợt tăng giá chưa từng có, CEO của First Majestic Silver dự báo giá bạc có thể vượt mốc 100 USD mỗi ounce, được thúc đẩy bởi sự hội tụ của các yếu tố kinh tế vĩ mô, địa chính trị và công nghiệp độc đáo.