Thứ sáu, 04/10/2024

Vì sao nói "cười như nắc nẻ"?

12/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Khi thấy ai đó cười sảng khoái, tỏ đầy vẻ thích thú về điều gì, người ta thường nói: "Làm gì mà cười như nắc nẻ vậy?" (hay còn nói tắt là "cười nắc nẻ"). Vậy "nắc nẻ" là gì? Và tại sao mọi người lại ví nụ cười với "nắc nẻ"?

Chúng ta không còn xa lạ với lối ví von, so sánh này nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc thật sự đâu nhé!

Thực tế, "nắc nẻ" là tên chung của các loài bướm đêm. Điều này đã được ghi nhận trong Việt Nam tự điển của tác giả Lê Văn Đức như sau: "Nắc nẻ: Côn trùng thuộc loài bướm, ban đêm vỗ cánh xành xạch bay vào đèn. Con nắc nẻ. Cười như nắc nẻ". 

Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên cũng giải thích: "Nắc nẻ: Tên gọi chung các loài bướm cỡ lớn, màu nâu, thường bay về đêm, vỗ cánh phành phạch".

Câu đố tiếng Việt: Vì sao nói "cười như nắc nẻ"? - Ảnh 1.

Con nắc nẻ

Vậy tại sao lại có lối ví von "cười như nắc nẻ"? "Nắc nẻ" thì có liên quan đến điệu cười đâu nhỉ? Thực tế, điều này có lẽ bắt nguồn từ việc tiếng cười sảng khoái và tiếng đập cánh của nắc nẻ đều có chung đặc điểm: Liên tục, vang giòn. Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam do nhóm tác giả Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào biên soạn cũng giảng: "Cười như nắc nẻ...: Cười giòn thành từng hồi liên tục" phần nào phản ánh điều trên.

Ngoài "cười như nắc nẻ", còn rất nhiều câu thành ngữ, câu ca dao thú vị khác về nụ cười. Chẳng hạn như: "Con quạ nó núp vườn chuối/Anh thấy em cười lỏn lẻn với ai", "Cười nụ hay là cười tình/Cười trăng cười gió, hay mình cười ta",…

Theo Phu nữ Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Chủ quán thịt chó Hàn Quốc đang điêu đứng

Dự luật cấm thịt chó tại Hàn Quốc nhận sự ủng hộ của đa số người dân, nhưng lại bị nhóm tiểu thương buôn bán thịt từ chó, mèo phản ứng căng thẳng.

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Quảng bá ẩm thực và du lịch Việt Nam qua chương trình mới từ tập đoàn châu Âu

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam vừa công bố chương trình hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Đề án "Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt" với chuỗi hoạt động mới mẻ nhằm thúc đẩy du lịch và văn hóa ẩm thực Việt.

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Du lịch TP.HCM bội thu 15.600 tỷ đồng mỗi tháng

Trung bình mỗi tháng, ngành du lịch TP.HCM thu khoảng 15.600 tỷ đồng. Đây cũng là địa phương dẫn đầu doanh thu du lịch cả nước. Điều gì khiến TP.HCM luôn đạt thành tích ấn tượng này?

Lẩu cá tầm ngon ở Đà Lạt

Lẩu cá tầm ngon ở Đà Lạt

Đà Lạt vẫn được biết đến với những món lẩu nổi tiếng như lẩu gà lá é, lẩu hoa atiso, lẩu gầu bò, thế nhưng còn một món lẩu nữa cũng được người dân Đà Lạt yêu thích và lựa chọn trong nhiều bữa tiệc, đó là lẩu cá tầm.

Hương sắc cốm Vòng

Hương sắc cốm Vòng

Mỗi độ thu về, có một người bỗng nhớ Hà Nội, quê ngoại yêu dấu của mình da diết. Mới đấy đã bốn mươi năm. Thuở ấu thơ, cô không bao giờ quên những lần về quê theo chân ông ngoại ra phố chơi, sà vào gánh hàng rong lạ lẫm, thưởng thức món cốm Vòng hương thơm ngọt dịu, thanh tao.