Kiều hối đang đến từ người Việt đi làm việc ở nước ngoài chuyển tiền về nước bổ sung nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh. Ảnh: Trần Việt/TTXVN.
Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình. Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nước, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Báo cáo trên nhận định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước. Cụ thể, theo số liệu của WB và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6% - 4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.
Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Như vậy, với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.
Các ngân hàng nhận định rằng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối.
Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Australia, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Hãng tin Reuters cho biết, Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) là một trong số nhiều nhà đầu tư lớn muốn mua lại 20% vốn chuỗi Bách Hoá Xanh của Thế giới Di động (HoSE: MWG). Bách Hoá Xanh hiện được định giá từ 1,5 - 1,7 tỷ USD.
Các mã cổ phiếu Large Cap như VCB, MSN, VPB, GVR, CTG, SSI… hồi phục mạnh về cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index đóng cửa tăng gần 16 điểm.
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu
Các công ty Hàn Quốc đang cấp tập dồn vốn đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai nước đã bước sang trang mới, phát triển mạnh mẽ ở tầm cao mới.
Phiên giao dịch hôm nay (27/9), thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều khả năng xuất hiện những biến động mạnh. Vì vậy, nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao nên cẩn trọng trong việc mở vị thế mua mới và ưu tiên quản trị rủi ro danh mục.
Tập đoàn Novaland chưa thể trả khoản lãi 7,8 triệu USD của lô trái phiếu gần 300 triệu USD do vẫn đang gặp khó khăn. Hiện tại, Novaland đang thương lượng cầu thị với nhóm trái chủ Ad Hoc Group.