Sở Xây dựng TPHCM vừa có báo cáo gửi UBND TPHCM về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022. Theo đó, về công tác phát triểnnhà ở xã hội, tính đến ngày 21/12, TPHCM chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đó là dự án Khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông, phường Bình Trưng Đông, Thủ Đức, được nghiệm thu hoàn thành vào tháng 3/2022 với quy mô 260 căn.
Sau lễ khởi công, dự án nhà ở xã hội MRI thuộc Khu dân cư Tân Thuận Tây, quận 7 vẫn vướng pháp lý.
Còn lại 9 dự án nhà ở xã hội đang thi công với quy mô gần 6.491 căn gồm 4 dự án nhà ở xã hội độc lập quy mô 3.004 căn và 5 dự án sử dụng quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội quy mô 3.227 căn. Có 2 dự án nhà cho công nhân thuê đang thi công với quy mô 1.400 căn.
Từ đầu năm đến nay, TPHCM có 5 dự án được khởi công, gồm 4 dự án nhà ở xã hội tại Thủ Đức và huyện Bình Chánh, 1 dự án nhà lưu trú công nhân trong khu chế xuất.
Cụ thể, dự án Nhà lưu trú công nhân Khu Chế xuất Linh Trung II, tại phường Linh Trung, Thủ Đức; chung cư nhà ở xã hội thuộc Khu nhà ở Nguyên Sơn tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh; chung cư nhà ở xã hội thuộc Khu dân cư tại phường Long Trường, Thủ Đức; nhà ở xã hội MRI thuộc Khu dân cư Tân Thuận Tây, quận 7 và dự án chung cư nhà ở xã hội Dragon E - Home thuộc Khu nhà ở Dragon Village phường Phú Hữu, Thủ Đức.
Tuy nhiên, những dự ánnhà ở xã hội khởi côngtrong năm 2022 đều đang giậm chân tại chỗ do vướng mắc trong quá trình triển khai.
Cải tạo chung cư cũ chậm
Kết quả thực hiện công tác di dời, tháo dỡ và xây dựng mới thay thế chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp cũng chậm. Tại TPHCM có 16 chung cư cấp D (hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ) với 1194 hộ dân.
Phối cảnh dự án nhà ở xã hội Dragon E - Home thuộc Khu nhà ở Dragon Village phường Phú Hữu, Thủ Đức.
TPHCM đã di dời toàn bộ 6 chung cư với 333 hộ, gồm chung cư 128 Hai Bà Trưng, quận 1 (94 hộ), chung cư 23 Lý Tự Trọng, quận 1 (81 hộ); chung cư 6Bis Nguyễn Tất Thành, quận 4 (264 hộ); chung cư 40/1 Tân Phước, quận Tân Bình (78 hộ); chung cư 47 Long Hưng, quận Tân Bình (30hộ) và chung cư 170-171 Tân Châu, quận Tân Bình (24 hộ).
Di dời dở dang 5 chung cư với tổng số hộ dân là 566 hộ, di dời được 316 hộ, gồm chung cư 11 Võ Văn Tần, quận 3 (18/19 hộ); chung cư 119B Tân Hòa Đông, quận 6 (68/80 hộ); chung cư 155-157 Bùi Viện, quận 1 (99/100 hộ); chung cư Trúc Giang (120/123 hộ); chung cư Vĩnh Hội (lô A, B, C), quận 4 (11/244 hộ).
5 chung cư cư cấp D với 295 hộ dân chưa di dời, gồm chung cư 440 Trần Hưng Đạo, quận 5; chung cư 137 Lý Thường Kiệt và chung cư 149-151 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình; chung cư Tôn Thất Thuyết (lô A, B, C), quận 4, chung cư Hoàng Diệu (lô Y), quận 4.
Chung cư 128 Hai Bà Trưng, quận 1 với 94 hộ đã được di dời.
Ngoài ra, đối với 2chung cư cũ của giai đoạn trước, TPHCM đã hoàn thành xây dựng mới trong năm 2022 với với quy mô 82.004,72 m2 sàn, 564 căn hộ, gồm chung cư số 251 đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình; chung cư Cô Giang (lộ tái định cư - giai đoạn 1), quận 1.
Đối với nhà ở thương mại, từ đầu năm đến nay Sở Xây dựng đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 25 dự án nhà ở thương mại với quy mô 12.147 căn, tổng giá trị cần huy động là 252.337 tỷ đồng. Trong đó phân khúc cao cấp (giá bán trên 40 triệu đồng/m2) chiếm tới 78,3%, còn lại là phân khúc trung cấp (từ 20 - 40 triệu đồng/m2), không có phân khúc căn hộ bình dân (dưới 20 triệu đồng/m2).
Thời gian qua, các bất động sản bán lẻ hạng sang tại khu vực trung tâm TP.HCM duy trì tỷ lệ trống rất thấp. Nhiều toà nhà lấp đầy khách thuê bởi các thương hiệu uy tín, thu hút người tiêu dùng.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.
Sau sáp nhập, TP.HCM quy định thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) lần đầu cho người dân, doanh nghiệp là không quá 20 ngày làm việc.
Thời gian qua, các bất động sản bán lẻ hạng sang tại khu vực trung tâm TP.HCM duy trì tỷ lệ trống rất thấp. Nhiều toà nhà lấp đầy khách thuê bởi các thương hiệu uy tín, thu hút người tiêu dùng.
Các chuyên gia cho rằng dù thị trường có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực, tuy nhiên việc thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là loại hình nhà ở xã hội vẫn đang là thách thức lớn.
Theo các chuyên gia, thị trường văn phòng cho thuê sẽ dần có những tiêu chuẩn khắt khe hơn, chuyển hướng lựa chọn các toà nhà có chứng nhận xanh, hiệu quả sử dụng cao.
Các tháng đầu năm 2025, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại khu vực phía Nam đã tái khởi động hoặc phát triển các dự án mới. Điều này khiến nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền, tìm kiếm cơ hội.
Sau sáp nhập, TP.HCM quy định thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) lần đầu cho người dân, doanh nghiệp là không quá 20 ngày làm việc.