Thập niên vàng của golf Việt Nam
Golf là một trong những môn thể thao quyến rũ nhất hành tinh. Xuất hiện từ thế kỷ XV tại Scotland, golf đã nhanh chóng phát triển rộng khắp ra toàn châu Âu và Bắc Mỹ, trước khi tràn sang châu Á – thị trường tiềm năng nhất hiện nay. Hiện, 51% số sân golf nằm ở Bắc Mỹ, 23% nằm ở châu Âu và 17% nằm ở châu Á, tuy nhiên châu Á lại chiếm đến 28% tổng số sân xây mới trên thế giới. Trong giai đoạn 2016 – 2021, số người chơi golf ở châu Á đã tăng nhanh từ 20,9 triệu người lên 23,3 triệu người.
Tại Việt Nam, golf được du nhập vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX bởi Hoàng đế Bảo Đại (triều Nguyễn). Sân golf đầu tiên được xây dựng là sân Golf Dalat Palace (Đồi Cù). Tuy nhiên, phải đến những năm 90 của thế kỷ XX, khi Việt Nam mở toang cánh cửa hội nhập, phong trào tập luyện, chơi golf mới được hình thành.
Từ năm 2010 trở đi, golf bước vào giai đoạn hoàng kim tại Việt Nam. Chỉ trong vòng mười năm, hàng chục sân golf được xây dựng, số lượng người chơi tăng đột biến lên hàng chục vạn, du lịch golf được thúc đẩy, các hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm golf ra đời. Theo số liệu của Hiệp hội Golf Việt Nam, hiện cả nước có gần 80 sân golf đang hoạt động. Con số này dự kiến đạt 100 vào cuối năm nay và tiến tới mốc 200 vào năm 2025. Các địa phương phát triển golf mạnh nhất là Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. Các doanh nghiệp tham gia phát triển golf đều là những “đại gia”.
Về số lượng người chơi, nếu tính cả số đang tập và bắt đầu chơi thì con số tại Việt Nam là rất lớn, có thể lên tới 100.000 người. Song nếu chỉ tính những người chơi thường xuyên với tần suất 2 trận/tháng thì Việt Nam hiện có khoảng 30.000 người. Dự kiến số lượng người chơi golf sắp tới sẽ tăng vượt bậc, có thể là theo cấp số cộng ở những năm tiếp theo.
Bất động sản sân golf “lên ngôi”
Sự nở rộ của golf đã tạo nên một phân khúc sản phẩm đầy tiềm năng là bất động sản sân golf. Trên thực tế, ban đầu những dự án sân golf chỉ dừng lại ở hạng mục đơn lập, tức chỉ có sân golf. Dần về sau này, khi nhu cầu của người chơi tăng lên, các tiện ích khác cũng bắt đầu được tính tới. Từ đây, những dự án sân golf có tích hợp bất động sản – dịch vụ ra đời và nhanh chóng tạo thành cơn sốt đầu tư.
Theo giới chuyên gia, bất động sản sân golf luôn nằm trong danh sách ưu tiên đầu tư của khách hàng, kể cả trong giai đoạn thị trường bị tác động bởi dịch bệnh. Ba nhóm khách hàng có nhu cầu với loại hình bất động sản này là: những nhà đầu tư có sở thích sưu tập những tài sản đặc biệt, khan hiếm về số lượng; những người đam mê chơi golf; và những nhà đầu tư đang tìm kiếm không gian sống xanh, thoáng đãng những vẫn đầy đủ tiện tích, dịch vụ để có thể làm việc từ xa sau những ảnh hưởng của dịch bệnh. Dữ liệu cho thấy giới thượng lưu sẵn sàng bỏ ra 10 – 15% tổng tài sản để sở hữu bất động sản sân golf.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của bất động sản sân golf như: vị trí đặc địa (trong lòng hoặc liền kề sân golf); tính khan hiếm; khả năng cho thuê đạt lợi suất cao nhờ tập trung vào nhóm khách hàng thượng lưu; tiềm năng tăng trưởng giá trị lớn…
Theo TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, bất động sản sân golf, điển hình là biệt thự sân golf, là sản phẩm cao cấp, hướng tới phục vụ tầng lớp tinh hoa, do đó hiệu quả đầu tư rất cao.
“Việt Nam rồi sẽ trở thành cường quốc du lịch, tôi tin rằng biệt thự sân golf sẽ là phân khúc mà các nhà đầu tư hướng tới và tôi tin rằng đầu tư các sản phẩm đó tạo ra hiệu quả lâu dài, bền vững, bởi giá trị của nó sẽ ngày càng tăng. Ở các nước phát triển, bất động sản đẳng cấp như vậy có giá trị lên tới hàng chục triệu USD, còn ở Việt Nam mới chỉ vài triệu USD thôi. Điều đó có nghĩa là suất đầu tư tại Việt Nam đang ở mức hấp dẫn. Có thể nói giá trị và khả năng khai thác của biệt thự sân golf sẽ rất tốt trong tương lai. Người đầu tư sản phẩm này là đang đầu tư cho tương lai chứ không phải như mua đất nền, chỉ lướt sóng kiếm lời ngắn hạn”, ông Đính phân tích.
Biệt thự trong sân golf, sản phẩm đỉnh cao
Golf đang và sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quy hoạch sân golf quốc gia đã được bãi bỏ và những định kiến về golf đang dần bị đẩy lùi. Đi theo đó, bất động sản sân golf cũng sẽ tiếp tục thăng hoa để trở thành phân khúc lớn trong cơ cấu thị trường địa ốc. Dù vậy, thị trường hiện nay vẫn chưa có được một dự án nào được đầu tư một cách bài bản, quy mô, đúng chất của một “golf resort” phục vụ nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn 5 sao cho nhà đầu tư.
Ngay cả những dự án được xem là nổi danh trong các năm qua cũng đang gặp phải ít nhiều hạn chế: có dự án khu biệt thự nằm trong quần thể resort, tách biệt hẳn với sân golf; có dự án biệt thự lại chỉ giao thô, để khách hàng tự quản lý, khai thác; có dự án xây dựng quá nhiều khiến đường sá chật hẹp, tầm view hạn chế; có dự án số lượng quá ít, không thể đảm bảo tiêu chuẩn, vận hành…
Thị trường đang thực sự ngóng đợi một dự án sân – biệt thự sân golf đúng chuẩn, đẳng cấp, với các giá trị tinh hoa hội tụ, hàm chứa khả năng khai thác đỉnh cao và tăng trưởng giá trị bền vững. Thời gian gần đây, thông tin về một dự án như vậy đã xuất hiện tại phía tây Hà Nội, làm xao động giới đầu tư toàn miền Bắc. Thị trường kỳ vọng thời gian tới, đây sẽ là “bom tấn” kích hoạt sóng và tạo nhiệt cho Thủ đô trong nửa cuối năm 2022 này.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc