Thứ năm, 02/05/2024

Xuất khẩu thủy sản, bột cá vượt mốc 9 tỷ USD, tôm đứng nhất

26/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020, đạt 104,6% so kế hoạch. Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020.

3 tháng cuối năm xuất khẩu thủy sản bứt phá về đích

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong gần 9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 thì xuất khẩu tôm đứng nhất, chiếm khoảng 45%; kế đến là cá tra chiếm khoảng 18%, cá ngừ 8%, mực, bạch tuộc 7%...

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận một năm đầy biến động, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, quý 3/2021 gần như "bế tắc" không xuất khẩu được nhưng đã có sự bứt phá ngoạn mục trong 3 tháng cuối năm, về đích vượt kế hoạch 4,6%.

Xuất khẩu thủy sản, bột cá vượt mốc 9 tỷ USD, tôm đứng nhất - Ảnh 1.

Năm 2021, ngành thủy sản đã có bước bứt phá ngoạn mục, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Song Anh.

"Đầu tháng 10/2021, Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành với quyết sách chống dịch thích ứng, linh hoạt, đã mang đến luồng sinh khí mới, giúp sản xuất và xuất khẩu thủy sản nhanh chóng hồi phục và bứt phá trong những tháng cuối năm", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Vasep cho biết.

Xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 hồi phục gần tương đương cùng kỳ và tháng 11 tăng mạnh 23% so với cùng thời điểm năm ngoái. Tất cả các sản phẩm chủ lực đều hồi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng của tôm là 16%, cá tra 31%, cá ngừ 51%, mực, bạch tuộc 37%, cua, ghẹ 59%, các loại cá khác tăng 14%. Xu hướng tiếp tục trong tháng 12, đưa kết quả xuất khẩu cả năm cán đích 8,89 tỷ USD.

Các thị trường chính cũng có sự phục hồi mạnh mẽ. Trong tháng 11, xuất khẩu sang thị trường EU hồi phục mạnh nhất, tăng 65%, đạt 105 triệu USD. Kế đến là xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng cao và ổn định với mức tăng 37% trong tháng 11.

Xuất khẩu sang các nước CPTPP chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, tháng 11 xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trong khối này đều hồi phục từ 11-52%. Lũy kế hết tháng 11/2021, xuất khẩu thuỷ sản sang khối thị trường CPTPP đạt gần 2 tỷ USD.

Dịch Covid-19 nhưng tiềm năng xuất khẩu thủy sản vẫn lớn

Theo Vasep, dù tình hình dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng đến công suất và hiệu quả sản xuất, nhưng trong tình hình mới, các doanh nghiệp đều nỗ lực vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội nhu cầu thị trường đang gia tăng những tháng cuối năm,các dịp lễ lớn, Tết dương lịch và nguyên đán.

Những ngày cuối năm 2021, công nhân Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đang tấp bật, tăng ca làm cho kịp các đơn hàng. Việc áp dụng sản xuất "3 tại chỗ" khiến công suất hoạt động các nhà máy của Minh Phú tại Cà Mau, Hậu Giang sụt giảm mạnh, chỉ đạt 50% công suất, trong khi nhu cầu tiêu thụ tôm trên thế giới đang tăng, kể ở mảng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, siêu thị…Hơn thế nữa, giá tôm thế giới cũng liên tục tăng do thiếu hụt nguồn cung từ Ấn Ðộ và Indonesia - những nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

"Cuối năm 2021, nếu có nguyên liệu sẽ xuất bán rất tốt vào dịp Noel, Tết dương lịch cho thị trường châu Âu, Mỹ. Còn qua tháng 1/2022 thì chỉ có thể bán cho thị trường châu Á như Trung Quốc, Ðài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc nhân dịp Tết âm lịch", ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nhận định.

Xuất khẩu thủy sản, bột cá vượt mốc 9 tỷ USD, tôm đứng nhất - Ảnh 3.

Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở Cà Mau. Ảnh: Song Anh.

Ông Trần Văn Diệu, Giám đốc Công ty thủy sản Thái Minh Long (Bạc Liêu), cũng cho biết, doanh nghiệp ông đang bằng mọi cách đảm bảo sản xuất, giao hàng đúng tiến độ bằng mọi giá để khách hàng bán cho mùa lễ Noel, Tết dương lịch, lễ Tạ ơn, Tết Nguyên đán… "Chúng tôi chấp nhận hy sinh 30% năng suất để đảm bảo an toàn cho người lao động đang làm việc. Chấp nhận tăng thêm 40% chi phí nhân công để tuyển dụng thêm lao động đủ điều kiện để bù đắp năng suất. Bằng mọi giá, mọi giải pháp, phải duy trì sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng. Trong lúc khó khăn, đây là cơ hội tạo uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp" - ông Diệu chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), năm 2021 nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi nguồn cung tôm từ một số quốc gia như Ấn Độ và một số nhà cung cấp khác sẽ giảm do chịu tác động xấu từ đại dịch Covid-19. Sản xuất tôm của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ các FTA, EVFTA đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến thủy sản.

Nhận định về xuất khẩu thủy sản năm 2022, Bộ NNPTNT dự báo tình hình sẽ tiếp tục khó khăn do dịch Covid-19, nhất là khi thị trường Trung Quốc đang thực hiện chính sách "ZERO COVID" nên ngành đặt kế hoạch xuất khẩu bằng với năm 2021, tức đạt 8,9 tỷ USD.

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn đánh giá rằng, kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vaccine cho toàn dân được thực hiện, dịch Covid-19 được kiểm soát. Lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định CPTTP và EVFTA, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm là những yếu tố thuận lợi cho ngành thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả được nâng lên.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Vẫn chưa thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed, là ngân hàng trung ương Mỹ) "nhá" tín hiệu giảm lãi suất nào. Trong khi đó, các dữ liệu chính thức cho thấy kinh tế châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1/2024.

Đổ xô đi trượt tuyết ngay trung tâm TPHCM giữa trời nắng nóng đổ lửa

Đổ xô đi trượt tuyết ngay trung tâm TPHCM giữa trời nắng nóng đổ lửa

Giữa TP.Thủ Đức (tại TPHCM) có một nơi tràn ngập tuyết trắng và lạnh như mùa đông châu Âu. Hàng ngàn người lớn nhỏ đã đến đây xếp hàng chơi trò trượt tuyết nhằm tránh cái nắng nóng như đổ lửa trong những ngày cuối tháng 4 này.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.