Tại Hội thảo “Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức và giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng”, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP - cho biết xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã phục hồi hoàn toàn sau dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tới cuối tháng 11 cán mốc 10 tỉ USD và hết năm 2022 dự báo cán mốc 11 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt mức 4,3 tỉ USD (tăng 30%), xuất khẩu cá tra đã vượt 2 tỉ USD (tăng hơn 80% cùng kỳ năm 2021) và có thể đạt mức 2,5 tỉ USD trong năm nay. Tương tự, sản phẩm cá ngừ lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỉ USD. Nhìn chung các sản phẩm thủy sản đều tăng trưởng ở mức hai con số, từ 18 - 77%.
Kim ngạch xuất khẩu tới cuối tháng 11 đã cán mốc 10 tỉ USD - Ảnh: Kim Hà.
“Yếu tố thành công năm 2022, chúng tôi đánh giá trước nhất là tâm lý kiên trì của doanh nghiệp trong cơn biến động về COVID-19, lạm phát và chiến tranh nhưng doanh nghiệp thủy sản vẫn tiếp tục kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ tiếp tục nuôi cá, nuôi tôm, sản xuất để chờ. Thêm nữa là giá tăng do một số thị trường sau dịch có nhu cầu lớn”, ông Hoè thông tin.
Trước thành công trên, dự kiến đầu tháng 12, tại TP Hồ Chí Minh, VASEP sẽ lần đầu tiên tổ chức lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt mốc 10 tỉ USD.
Tổng Thư ký VASEP cũng nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn nhất là có hệ thống về nuôi trồng thuỷ sản khá mạnh. Ví dụ như cá tra, có thể nuôi 2 – 3 triệu tấn.
Đi kèm với tiềm năng là thách thức, nhất là về môi trường và chi phí đầu vào. “Để bền vững về nuôi trồng, theo tôi là phải quan tâm về 3 thứ: Một là con giống, sản phẩm phải đi từ con giống bố mẹ, làm sao để giảm tỉ lệ chết, con giống mạnh thì chúng ta có thể giảm giá thành; hai là vấn đề thức ăn, phòng bệnh, tạo ra hệ thống quan trắc tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình nuôi; vấn đề thứ ba vô cùng quan trọng là quy hoạch diện tích đất tương ứng để nuôi trồng thuỷ sản cần có sự nhất quán để tính chuyện lâu dài”, ông Hoè nhấn mạnh.
Theo VASEP, rất khó dự đoán cho năm 2023. Bởi hiện nay, thế giới đang rất bất định, nhiều yếu tố không thể định đoán được. Thị trường Trung Quốc chưa thể mở cửa sớm được trong cuối năm nay, mà có thể từ quý I hoặc quý II năm sau; thứ hai là có rất nhiều đơn hàng phải dời lại trong việc giao cho đến cuối quý I/2023. Do đó, cần phải chờ đợi. Tuy nhiên một nguyên tắc cơ bản, thị trường không thể xuống mãi được, cũng sẽ có lúc lên, hy vọng rằng nếu lên, từ cuối quý I/2023 thì chắc chắn có thể dự báo được ở mức trên 10 tỉ USD trong năm 2023.
Do vậy, các doanh nghiệp cần sử dụng thời gian này để chuẩn bị tốt hơn cho hoạt động sản xuất, củng cố tài chính, tối ưu chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để làm cơ sở cho sự phục hồi sắp tới.
Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 1/2023, cả nước đã chi hơn 160 triệu USD để nhập khẩu hơn 6.300 ô tô nguyên chiếc các loại. Đặc biệt, người Việt đang chuyển dần sang các mẫu mã xe đa dụng, gầm cao như SUV, Crossover và MPV.
Khi mùa xuân đến, hương vị cung đình từ bánh mứt lại thêm một lần khẳng định vị thế “đại sứ văn hóa” của ẩm thực Huế.
Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tháng Giêng, người dân nhiều nơi lại nô nức về chợ Âm dương ở làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh). Mỗi năm, chợ chỉ họp một lần vào ban đêm.
Sau 2 năm lỗ nặng vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Công ty CP Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) đã có lãi 5,3 tỷ đồng năm 2022.
Trong văn hóa ẩm thực của đồng bào Nùng ở huyện miền núi Lục Ngạn (Bắc Giang) có một món ăn độc đáo, đó là đặc sản xôi ba màu và xôi ngũ sắc. Nó ngon miệng, đẹp mắt, hấp dẫn, là một trong những lễ vật chính dâng cúng tổ tiên dịp lễ Tết.
Những chiếc ghe chở theo cá trắm cỏ được người dân xã Tịnh Sơn (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) mang ra Quốc lộ 24B để bán cho người qua đường vào mỗi dịp tết đến, xuân về, mang lại cho người nuôi nguồn thu nhập khá.