Nhiều người trẻ mơ ước một ngày sở hữu các biệt thự khang trang và hiện đại. Bởi lẽ trong mắt họ, biệt thự là biểu tượng cho sự giàu có, tiện nghi và sang trọng. Nhưng thực tế, sống trong biệt thự không phải là trải nghiệm đáng nhớ của nhiều nhà giàu Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia, những năm gần đây, thị trường bất động sản Trung Quốc chứng kiến số lượng lớn người giàu bán biệt thự để chuyển về sống chung cư. Thậm chí, có nhiều người đã bán gấp biệt thự với mức giảm sâu so với giá mua, nhưng căn nhà vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm. Theo đó, nhiều người giàu Trung Quốc chấp nhận "bán tống bán tháo" biệt thự đã chỉ ra 4 bất lợi của mô hình bất động sản này:
1. Môi trường xung quanh không đầy đủ tiện ích
Do tâm lý của giới nhà giàu là muốn ở không gian rộng rãi, tránh xa tiếng ồn và ô nhiễm đô thị nên biệt thự thường được xây ở vùng ngoại ô. Tuy nhiên hầu hết các cơ sở vật chất phục vụ cuộc sống như trường học, bệnh viện... đều tập trung ở khu vực trung tâm thành phố. Cũng vì thế, nếu người giàu muốn tận hưởng tiện ích tốt nhất thì họ chỉ còn cách bán biệt thư và mua chung cư để sinh sống.
Nhiều người tâm sự họ có thể hy sinh đi làm xa để sống ở khu vực tiện nghi nhưng con cái họ thì không. Thực tế, theo thống kê từ giới bất động sản, nguyên nhân lớn khiến người giàu bán biệt thự là để con được đi học tại các ngôi trường tốt nhất.
2. Giao thông bất tiện
Phần lớn biệt thự hiện nay đều được xây dựng ở khu vực ngoại ô, tuy được hưởng không gian sống yên tĩnh nhưng đổi lại sự bất tiện trong giao thông bởi quãng đường di chuyển xa, chưa kể tình trạng tắc đường tại đô thị lớn. Điều này sẽ càng tệ hơn nếu gia chủ cần di chuyển vào khu vực nội thành khi có việc gấp hoặc trong gia đình có người ốm, cần đến bệnh viện.
Cũng có ý kiến cho rằng ngày nay giới nhà giàu nào cũng có ô tô, do đó vấn đề di chuyển không phải khó khăn lớn. Tuy nhiên, phần lớn người giàu mua biệt thự là để sống chung trong gia đình có nhiều thế hệ, gồm cả người già và trẻ nhỏ. Người trẻ tuổi có thể chịu đựng di chuyển do quãng đường xa xôi nhưng đối tượng có sức khoẻ yếu hơn thì quả thật khó khăn.
3. Chi phí cải tạo biệt thự đắt đỏ
Thông thường biệt thự có 2-3 tầng, không gian rộng lớn đòi hỏi chi phí thi công nhà ở và mua sắm đồ nội thất tốn kém hơn so với các khu nhà ở thông thường. Trung bình, chi phí trang trí cơ bản của một căn biệt thự có thể lên đến 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng). Nếu tính thêm tiền thuê kiến trúc sư tốt, mua sắm đồ nội thất cao cấp, chi phí cải tạo nhà có thể đắt đỏ gấp 3-4 lần.
Thực tế, nhiều nhà giàu đã đầu tư kinh phí lớn để mua biệt thự và không còn nhiều tiền để cải tạo nhà ở. Nhiều căn biệt thự nhìn bề ngoài nguy nga, lộng lẫy nhưng bên trong cực kỳ đơn giản, tạo nên sự tương phản rõ nét. Với nhà giàu có mức sống cao, việc nhìn thấy nhà ở không được trang hoàng tươm tất là vấn đề lớn với họ. Do đó, nhiều người sẵn sàng mua chung cư có mức giá rẻ nhưng được tự do trang trí còn hơn dồn tất cả tiền vào mua biệt thự.
Ngoài ra, do nằm ở khu vực dân cư có mức sống cao nên nhiều chi phí của biệt thự còn đắt đỏ hơn so với nhà ở thông thường như phí điện nước, phí bất động sản, phí nhà xe, phí lau dọn... Đây cũng là khó khăn mà nhiều nhà giàu nhận ra trong quá trình sống lâu dài ở biệt thự.
4. Chung cư ngày càng chất lượng
Hầu hết người giàu thích ở biệt thự vì diện tích rộng lớn của căn nhà và không gian sống đem lại cảm giác sang trọng và tiện nghi. Tuy nhiên, ngày nay các chủ đầu tư ngày càng cải thiện chất lượng chung cư có cơ sở vật chất không kém cạnh biệt thự. Ngoài ra, với những căn hộ chung cư có diện tích lớn hơn 100m2 hầu hết đều thoả mãn được nhu cầu về không gian sống rộng rãi của người giàu.
Ngoài lý do trên, giới nhà giàu còn cho biết việc sống ở biệt thự khiến họ cảm thấy cô đơn vì các khu nhà cách xa nhau, hàng xóm ít tương tác. Do đó, họ chọn cách rời sang sống ở chung cư có đông dân cư để tận hưởng không khí nhộn nhịp của đô thị.
Báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank nêu bật: Việt Nam là một thị trường bất động sản trọng điểm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và khối ngoại đang chú ý nhiều đến Việt Nam
Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.