Hà Nội 31oC
Thứ năm, 23/03/2023

Áp lực bán giải chấp "đè" thị trường, VN-Index mất mốc 900 điểm

16/11/2022 10:20 AM (GMT+7)

Có thời điểm, VN-Index lùi về vùng hỗ trợ cứng từ năm 2018 là 860 - 880 điểm, với xu hướng giảm điểm diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành...

Áp lực bán giải chấp "đè" thị trường, VN-Index mất mốc 900 điểm - Ảnh 1.

Toàn thị trường phiên sáng nay (16/11) có tới 293 mã giảm sàn...

VN-Index mở cửa giảm điểm mạnh về vùng hỗ trợ cứng từ năm 2018 là 860 - 880 điểm. Trên sàn HoSE, bên bán áp đảo với 328 mã giảm, trong đó, có đến gần phân nửa giảm sàn so với chỉ 33 mã tăng.

Tính đến 9h30, VN-Index giảm tới 37,17 điểm (4,08%) về 874,73 điểm, HNX-Index giảm 5,52 điểm (3,14%) xuống 170,26 điểm, UPCoM-Index giảm 1,42 điểm (2,25%) về 61,88 điểm.

Xu hướng giảm điểm diễn ra ở toàn bộ các nhóm ngành. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng với những mã quen thuộc như VCB, BID, VPB, TCB, CTG  gây tác động tiêu cực nhất khiến VN-Index giảm điểm mạnh.

Ngoài ra, theo quan sát, đà bán tháo cũng đang diễn ra trên diện rộng với nhóm địa ốc. Trên thực tế, nhóm này đã bị bán tháo nhiều phiên gần đây khiến hàng loạt mã giảm kịch sàn như VPH, HQC, LDG, PDR, NLG, ITA, DIG, HDC, HDG, DXG, DXS, SCR, CII, CEO,...  Đà giảm của nhóm cổ phiếu bất động sản không quá khó hiểu khi làn sóng "call margin" lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa có hồi kết trong bối cảnh nhiều cổ phiếu đã mất giá trên 50%, thậm chí là 70 - 80% từ mức giá đỉnh. 

Nguyên nhân khiến đà "chảy máu" của nhóm bất động sản chưa dừng lại là do các doanh nghiệp bất động sản vốn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ việc siết chặt thị trường trái phiếu và room tín dụng ngân hàng, nay càng "chật vật" hơn khi chưa tìm ra giải pháp để xoay tiền nộp vào các công ty chứng khoán để tránh tình trạng bị bán giải chấp.

Tính đến 10h, VN-Index hồi phục nhẹ, chỉ còn giảm khoảng 30 điểm (3,4%) về 881,43 điểm, HNX-Index giảm 7,35 điểm (4,14%) xuống 168,49 điểm, UPCoM-Index giảm 1,72 điểm (2,74%) về 61,54 điểm.

Toàn thị trường có 85 mã tăng giá, 21 mã tăng trần, trong khi có tới 319 mã giảm giá, 292 mã giảm sàn và 896 mã đứng giá.

Theo dự báo của các công ty chứng khoán, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn là tín hiệu quan trọng để xác định tín hiệu của thị trường, chừng nào nhóm cổ phiếu này có lực cầu "quét" hết lượng bán giá sàn thì thị trường mới có cơ hội để hồi phục.

Tuy nhiên, những phiên gần đây, khi nhiều nhiều cổ phiếu bất động sản giảm giá mạnh và phải đối mặt với rủi ro bán giải chấp, nhưng khi cổ phiếu này không bán được thì sẽ phải bán cổ phiếu khác để đảm bảo tỷ lệ trong cùng danh mục, hay còn gọi là "call margin chéo".

Chẳng hạn, trong phiên giao dịch hôm qua (15/11), nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục tình trạng nằm sàn, trắng bên mua dẫn đến các nhóm cổ phiếu khác như ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí, năng lượng cũng bị... vạ lây, áp lực bán dâng cao và phải nằm sàn theo. Diễn biến này đẩy VN-Index lùi xuống 911,9 điểm, tương ứng giảm 39% so với đầu năm và là chỉ số giảm mạnh nhất trên thế giới. 

Dù vậy, trong bối cảnh hiện tại, chuyên gia của VNDirect vẫn đưa ra khuyến nghị, nhà đầu tư nên giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn và bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá do P/E (hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu) của VN-Index đã về dưới 10 lần, thấp nhất kể từ năm 2012. 

"Hiện, tỷ lệ giá trên sổ sách (P/B) của nhiều cổ phiếu doanh nghiệp lớn đã rơi xuống mức 0,7 - 0,8 lần, trong khi bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2022 và dự báo quý 4/2022 của các doanh nghiệp niêm yết lại không quá tệ như những diễn biến trên thị trường chứng khoán gần đây. Vì vậy, bán ra thời điểm này là một quyết định rất... tệ", chuyên gia này nói.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bơm 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bơm 370.000 tỷ và 500 triệu USD cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank vừa triển khai các gói tín dụng với tổng quy mô lên tới 370.000 tỷ đồng và 500 triệu USD, với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thông thường...

Chuyên gia: Sự sụp đổ của SVB “có lợi” cho hệ thống ngân hàng Việt Nam

Chuyên gia: Sự sụp đổ của SVB “có lợi” cho hệ thống ngân hàng Việt Nam

Theo ông Michael Kokalari - Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, sự sụp đổ của SVB không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế Việt Nam, thậm chí có thể có lợi cho hệ thống ngân hàng trong nước.

Khơi thông pháp lý để không giảm sức hút của thị trường bất động sản với nhà đầu tư nước ngoài

Khơi thông pháp lý để không giảm sức hút của thị trường bất động sản với nhà đầu tư nước ngoài

Theo các chuyên gia, bài toán "quyết định" của bất động sản Việt Nam hiện nay vẫn là vướng mắc pháp lý như tiền sử dụng đất, thủ tục xây dựng, thủ tục cấp sổ hồng… Các vấn đề này cần được tháo gỡ sớm để vực dậy niềm tin của nhà đầu tư.

Doanh nghiệp ngoại tiếp tục cuộc đua thâu tóm bất động sản Việt Nam

Doanh nghiệp ngoại tiếp tục cuộc đua thâu tóm bất động sản Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp ngoại đang tăng cường mua bán và sáp nhập (M&A) tại thị trường bất động sản Việt Nam. Khi thị trường bất động sản ảm đạm, các thương vụ M&A lại nóng lên.

Nợ xấu không tự nhiên biến mất nếu cứ quét rác xuống dưới tấm thảm đẹp

Nợ xấu không tự nhiên biến mất nếu cứ quét rác xuống dưới tấm thảm đẹp

TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các ngân hàng nên minh bạch các con số và thông tin về nợ xấu. Nợ xấu sẽ không tự nhiên biến mất nếu cứ mãi “quét rác xuống dưới tấm thảm đẹp để che giấu”.

Chứng khoán đầu tuần: “Lửa đỏ” lan sang VN-Index

Chứng khoán đầu tuần: “Lửa đỏ” lan sang VN-Index

Chứng khoán 20/3 mở đầu tuần mới với nhiều tín hiệu không lạc quan khi đà giảm của thị trường toàn cầu lan sang VN-Index.