Các đại biểu tham dự hội thảo ở đầu cầu TPHCM |
Hội thảo nhằm góp phần giúp nhà đầu tư và người dân nhận diện rõ những cơ hội của thị trường bất động sản tại khu vực Kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như nhiều địa phương khác hậu dịch COVID-19,
Thúc đẩy thị trường
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2020, dịch COVID-19 đã có nhiều ảnh hưởng, tác động đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động có nhiều giải pháp hợp lý, sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết chính như tín dụng, thuế, đất đai, quy hoạch... nên thị trường bất động sản tuy có bị suy giảm nhưng không rơi vào trạng thái trầm lắng, “đóng băng” toàn diện mà chỉ giảm phát ở một số phân khúc như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, văn phòng cho thuê.
Ông Hưng cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản có dấu hiệu dần phục hồi khi đợt dịch thứ 3 được kiểm soát. Để giúp thị trường bất động sản trỗi dậy sau dịch, mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 15.000 tỷ đồng theo phương thức cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại để thực hiện phát triển nhà ở xã hội. Tiếp đến là gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo cơ chế đặc thù để phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 thông qua tái cấp vốn với lãi suất và thời hạn phù hợp, để các ngân hàng thương mại cho vay ưu đãi.
TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, dịch COVID-19 đã tác động rất lớn với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đợt dịch thứ 4. Lần đầu tiên Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế âm 6,17% trong quý 3/2021. Sự “đóng băng” của nền kinh tế và sụt giảm tăng trưởng diễn ra ở tất cả ngành nghề và bất động sản không là ngoại lệ. “Chúng ta đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh từ nguồn cung, cầu đối với thị trường bất động sản”, ông Ánh nói, đồng thời cho biết, thị trường bất động sản trước khi diễn ra đợt dịch thứ 4 không hoàn toàn lạc quan. Nguồn cung về dự án nhà ở, chung cư hạn chế bởi một loạt dự án gần như giậm chân tại chỗ, nhất là ở phía Nam.
Tuy nhiên, ông Ánh cho rằng, Nghị quyết 128 của Chính phủ là một sự thay đổi mang tầm chiến lược, sẽ hỗ trợ thị trường bất động sản dần hồi phục và dần trỗi dậy. Theo dự báo, tác động tiêu cực của dịch bệnh với thị trường bất động sản sẽ còn tiếp tục trong quý 4/2021 và kéo sang năm 2022 và nửa đầu năm 2023. “Chúng ta phải ứng xử cho phù hợp, tránh bi quan nhưng cũng không lạc quan tếu”, ông Ánh nói.
Bất động sản vùng ven tăng tốc
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển, Cty CP DKRA Việt Nam cho rằng, tâm lý tích cực phục hồi trên thị trường trong một tháng qua, các chủ đầu tư đang cố gắng giành giật lại những gì đã mất trong thời gian giãn cách xã hội. Trong thời gian giãn cách, nhiều người lo lắng thị trường bị đóng băng nhưng chỉ trong tháng 7, sang tháng 8, tháng 9 doanh nghiệp đã chuyển sang bán hàng online nên thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc. Điều đó cho thấy, thị trường có những suy giảm đáng kể nhưng vẫn có những chuyển biến tích cực, người có tiền vẫn lựa chọn bất động sản là kênh đầu tư.
Bất động sản vùng ven đang thu hút khách hàng |
Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Tập đoàn địa ốc Thắng Lợi cho hay, khảo sát 1.500 khách hàng giao dịch với Cty trong những tháng gần đây cho thấy trên 62% khách hàng mua đầu tư, 23% khách hàng mua để ở. Trong đó 78% khách hàng mua bất động sản vùng ven đến từ TPHCM, số còn lại đến từ các địa phương khác. Như vậy đã bắt đầu xuất hiện các khách hàng đến từ các địa phương khác thay vì chủ đầu tư như trước. Theo ông Quyền, sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát 2 năm qua đã xuất hiện xu hướng mua căn nhà thứ 2 để làm nơi trú ẩn an toàn và khách hàng chấp nhận đi xa để mua nhà tại các dự án có không gian sống xanh, an toàn, tiện ích. “Khi dịch bệnh bùng phát, khách hàng đang có xu hướng chuyển từ căn hộ chung cư xuống mua nhà phố để sống an toàn hơn. Điều này sẽ giúp thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2021 tăng trưởng trở lại với mức tăng trưởng từ 5-10%. Bước qua năm 2022, thị trường bất động sản vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức tăng từ 10-15%, sau khi tăng trưởng mạnh thì những tháng giữa năm 2022 đến cuối năm mức tăng trưởng sẽ giảm xuống còn khoảng 5%”, ông Quyền dự báo.
Sửa luật để khơi thông thị trường
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản không phải tới đại dịch mới khó, mà đã khó từ năm 2015 khi Nghị định 99 của Chính phủ có hiệu lực. Điểm nghẽn này đã xảy ra trước khi có dịch COVID-19, cùng với dịch bệnh đã làm trầm trọng thêm vấn đề khó khăn của bất động sản. Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước đưa ra những cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân hộ gia đình nhưng không có bất động sản. “Bất động sản du lịch đang rất khó khăn vì không có khách do dịch bệnh. Do đó, cần thay đổi phương thức để thích ứng”, ông Châu nói, đồng thời đề nghị sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Nhà ở để tháo gỡ khó khăn công nhận chủ đầu tư các dự án bất động sản.
Trong khi đó, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, trong cuối năm 2020 đầu năm 2021, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập, đẩy nhanh trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng, bất động sản như Nghị định 06 về quản lý chất lượng, Nghị định 09 quản lý vật liệu xây dựng... Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội đưa vào chương trình để thông qua trong năm 2023, sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Theo Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, hội thảo cung cấp nhiều thông tin cho các nhà đầu tư bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp và rộng hơn là các khách hàng của các doanh nghiệp về diễn biến của thị trường trong bối cảnh có nhiều nhà đầu tư băn khoăn và có lúc hoang mang về thị trường sau đại dịch. “Chúng ta đang gượng dậy sau dịch, rất cần đánh giá lạc quan để thúc đẩy thị trường, mang lại cơ hội thực tế cho xã hội, thực hiện mong muốn của Chính phủ theo quan điểm thích ứng, an toàn và linh hoạt”, ông Sưởng nói.
Theo Tập đoàn Hưng Thịnh, tuy dịch bệnh kéo dài gây nhiều tổn thất nhưng giá bất động sản đều tăng rất nhiều, nhất là các sản phẩm để ở và bất động sản vùng ven do quỹ đất không còn. Các tỉnh vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương cũng không còn quỹ đất tốt, có pháp lý hoàn thiện nên các doanh nghiệp phải ra xa nữa mới tìm kiếm được quỹ đất để phát triển dự án. Các tỉnh vệ tinh hiện nay có mức độ kết nối hạ tầng tốt vào trung tâm tỉnh và vào TPHCM nên giúp kéo gần khoảng cách di chuyển, đi lại không còn khó khăn như trước khiến thị trường bất động sản và giá tăng mạnh.
Ngoài ra, bất động sản vẫn là một kênh đầu tư an toàn, là kênh đầu tư được người dân Việt Nam ưa chuộng nhất, nên càng dịch bệnh người dân càng chọn bất động sản là một kênh trú ẩn, đầu tư an toàn và dài hạn. Đây là điều khiến thị trường bất động sản nhanh chóng hồi phục khi mà các địa phương nới lỏng giãn cách.
Cty CP DKRA Việt Nam dự báo, khu vực TPHCM và vùng phụ cận có thể đạt 3.500-4.500 căn hộ được đưa ra thị trường trong quý 4/2021. Điểm sáng của thị trường vẫn dựa vào những người có tiềm lực tài chính lựa chọn bất động sản là kênh hàng đầu để đầu tư lâu dài và đa dạng hoá giá trị tài sản. Bước sang năm 2022, áp lực tăng giá sẽ rất lớn bởi các lý do chi phí vật liệu xây dựng tăng, chi phí đầu vào tăng, kinh tế phát triển mạnh trở lại, Việt Nam hoàn thành mục tiêu tiêm chủng toàn dân…
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc