Hà Nội 31oC
Thứ bảy, 25/03/2023

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo

04/11/2022 1:37 PM (GMT+7)

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng diễn ra sáng 4/11, đại biểu Lê Thị Song An (Đoàn ĐBQH tỉnh Long An) đặt câu hỏi với “tư lệnh” ngành TT-TT về giải pháp xử lý tội phạm công nghệ cao và ngăn chặn tin giả.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời phiên chất vấn của Quốc hội sáng 4/11.

Theo ĐBQH Lê Thị Song An, gần đây tình hình tội phạm công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng có chiều hướng gia tăng diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ; công tác quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực như: An ninh mạng, tài chính, ngân hàng, đất đai, công chứng còn sơ hở, thiếu sót, chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

“Mặc đù, Bộ TT-TT có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên mặt trận phòng, chống tin giả, thông tin xấu độc trên mạng. Tuy nhiên, việc ngăn chặn, xử lý có lúc còn chậm tạo cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, an ninh trật tự, quyền lợi và lợi ích của những tổ chức, cá nhân”, ĐBQH Lê Thị Song An cho biết.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng làm rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng và giải pháp để giải quyết các vấn đề trên.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo - Ảnh 2.

ảnh minh họa

Trả lời đại biểu Lê Thị Song An, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Năm 2020, Bộ TT-TT đã rà quét, ngăn chặn 1.700 trang web có dấu hiệu lừa đảo. Nếu không ngăn chặn sẽ có 3,1 triệu người truy cập và xác xuất lừa đảo là rất lớn”. 

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà có ở hầu hết quốc gia. Các đối tượng sử dụng rất nhiều phương tiện trong đó có điện thoại và các trang web. Thời gian qua, Bộ đã hoàn thiện văn bản thể chế, định nghĩa rõ các hành vi, quy định quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế chuyển công an xử lý hình sự. Một trong những vấn đề Bộ quan tâm là xử lý một cách căn bản. Bộ đã công khai các đầu số điện thoại, trang web để tiếp nhận phản ánh của người dân về hoạt động vi phạm; phát triển công cụ, công nghệ quản lý không gian mạng. 

“Đối với sim rác, Bộ TT-TT đang tập trung xử lý vì đây là công cụ phục vụ lừa đảo. Tất cả thuê bao không có đầy đủ thông tin sẽ bị xóa khỏi hệ thống. Năm 2018, cả nước còn 22 triệu thuê bao không có thông tin đầy đủ, và đến năm 2022, chúng ta đã cương quyết và đến nay không còn. Về việc kiểm soát xem thông tin đó có chính xác, Bộ đã có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các nhà mạng đang đối soát, Thủ tướng cũng chỉ đạo trong năm nay và muộn nhất 2023 phải đảm bảo dữ liệu phải chính xác”, Bộ trưởng Bộ TT-TT cho biết. 

Về vấn đề tin giả, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Trên không gian số, tin giả lan truyền rất nhanh, rất rộng. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành các Nghị định quy định rõ các hành vi, trách nhiệm của các bên liên quan; hạ thời gian các nhà mạng phải hạ thông tin sai sự thật, xấu độc từ 48 giờ xuống còn 24 giờ. Về mức phạt đưa thông tin, hiện Việt Nam tăng lên 3 lần, tuy nhiên so với các nước trên thế giới mức phạt của chúng ta chỉ bằng 1/10. Bộ TT-TT tham mưu cho Chính phủ xem xét cân nhắc đưa mức xử phạt lên mức răn đe.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc ngăn chặn thông tin xấu độc thực sự là công việc khó khăn. Giải pháp căn bản là cần có sự vào cuộc tích cực, chủ động của mọi bộ, ngành, các tổ chức, các gia đình. Khi toàn bộ xã hội vào cuộc thì mới giải quyết được căn cơ vấn đề này trên không gian mạng. 

Theo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Còn gần 3 triệu thuê bao di động chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin

Còn gần 3 triệu thuê bao di động chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin

Sau một tuần triển khai, vẫn còn hơn 70% trong số hơn 4 triệu thuê bao di động chưa thực hiện chuẩn hóa và có thể bị khóa vào ngày 31/3.

Dự báo nhu cầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn gia tăng

Dự báo nhu cầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn gia tăng

Dù thị trường trái phiếu Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian qua nhưng trái phiếu của các ngành như bán lẻ, tiêu dùng, năng lượng, logistics,… vẫn là những điểm sáng trong việc minh bạch thông tin và thanh toán đúng hạn.

Lại xuất hiện hình thức lừa đảo mới: Yêu cầu phụ huynh chuyển tiền vì con thiếu nợ

Lại xuất hiện hình thức lừa đảo mới: Yêu cầu phụ huynh chuyển tiền vì con thiếu nợ

Mới đây, Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) phát đi thông báo khẩn tới toàn thể cha mẹ học sinh về hình thức lừa đảo mới của kẻ xấu để nêu cao tinh thần cảnh giác.

Đã có 272 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản trị giá 5,59 tỷ USD đầu tư vào Đồng Nai

Đã có 272 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản trị giá 5,59 tỷ USD đầu tư vào Đồng Nai

Đồng Nai hiện có 272 dự án của Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư 5,59 tỷ USD, đứng thứ 2 về đầu tư nước ngoài vào tỉnh này.

4 tiếp viên mang ma túy về Việt Nam có thể không được làm tiếp viên ở bất cứ hãng bay nào

4 tiếp viên mang ma túy về Việt Nam có thể không được làm tiếp viên ở bất cứ hãng bay nào

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết 4 tiếp viên Vietnam Airlines nghi vận chuyển ma túy từ Pháp về đã vi phạm quy định của ngành, nên sẽ bị xem xét cho thôi việc.

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bơm 370.000 tỷ đồng và 500 triệu USD cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bơm 370.000 tỷ đồng và 500 triệu USD cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank vừa triển khai các gói tín dụng với tổng quy mô lên tới 370.000 tỷ đồng và 500 triệu USD, với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thông thường...