Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/NQ-CP về Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Để phân tích tầm quan trọng của một vùng (hoặc một tỉnh), phân tích IO (Input/Output) liên vùng là một công cụ khoa học quan trọng. Nghiên cứu này dựa trên ý niệm về phân tích liên vùng nhằm mô tả cấu trúc nội tại của ngành và liên ngành cũng như cấu trúc nội tại của vùng và liên vùng của TP.HCM và những vùng còn lại của Việt Nam.
Về lý luận, một quốc gia thường có những ngành có tầm quan trọng tương đối so với các ngành khác trong nền kinh tế thông qua các chỉ số lan tỏa và độ nhạy. Ý niệm về phân tích liên vùng được Isard (1951) đưa ra và được cụ thể hóa bởi Harry W. Richardson (1973) và Miyazawa, K. (1976) và nó được xem như một công cụ quan trọng trong nghiên cứu về kinh tế vùng.
Tương tự như với ngành, một vùng hoặc tỉnh có tầm quan trọng riêng (theo ngành cụ thể) và một vùng nào đó có thể có tầm quan trọng lan tỏa đến nền kinh tế cả nước hơn những vùng/tỉnh khác.
Sự quan trọng của nền kinh tế TP.HCM không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ GRDP của thành phố này trong GDP cả nước, mà còn là sự lan tỏa của cầu cuối cùng và sản xuất của TP.HCM đến các vùng khác trong đất nước thế nào.
Nghiên cứu qua mô hình IO liên vùng của Việt Nam cho thấy, nhu cầu cuối cùng và sản xuất của TP.HCM lan tỏa đến các vùng khác rất mạnh. Chỉ số lan tỏa của TP.HCM cao gấp 1,5 lần các tỉnh phía Bắc; 1,7 lần các tỉnh miền Trung và 1,9 lần các tỉnh phía Nam. Cụ thể hơn, tiêu dùng của TP.HCM lan tỏa đến các vùng khác cao hơn chỉ số này của các tỉnh phía Bắc 1,6 lần, các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Nam là 1,72 lần.
Đầu tư cũng lan tỏa mạnh đến sản xuất của các vùng khác; đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm sản xuất tại TP.HCM lan tỏa đến các vùng khác hơn 2 lần xuất khẩu của các vùng khác lan tỏa đến TP.HCM. Một điều thú vị là trong cả tám vùng, TP.HCM là vùng có nhiều ngành kinh tế có chỉ số lan tỏa lớn nhất. Điều này cho thấy TP.HCM có nhiều ngành có thể xem là mũi nhọn không chỉ lan tỏa đến nội tại TP.HCM mà còn lan tỏa đến các vùng kinh tế khác và cả nước.
Một điều thú vị là trong cả 8 vùng, TP.HCM là vùng có nhiều ngành kinh tế có chỉ số lan tỏa lớn nhất. Điều này cho thấy TP.HCM có nhiều ngành có thể xem là mũi nhọn không chỉ lan tỏa đến nội tại TPHCM, mà còn lan tỏa đến các vùng kinh tế khác và cả nước.
Tính toán từ mô hình cũng cho thấy, đầu tư ở hầu hết các vùng khác không hiệu quả bằng TP.HCM. Cấu trúc kinh tế của TP.HCM cho thấy tất cả các nhân tố của cầu đều lan tỏa đến giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm rất ấn tượng, đặc biệt là xuất khẩu và các khoản đầu tư của Chính phủ.
Một điểm đáng chú ý là đầu tư từ nguồn vốn nhà nước tại TP.HCM có mức độ lan tỏa đến sản xuất rất ấn tượng và cao hơn hẳn các vùng khác. Trong khi chỉ số lan tỏa của TP.HCM là 1,51 thì vùng có chỉ số này cao thứ nhì (Hà Nội) chỉ là 1,304. Chỉ số lan tỏa của đầu tư từ khu vực tư nhân của TP.HCM cũng là cao nhất trong tám vùng (1,25), tuy mức độ lan tỏa vẫn thấp hơn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước (1,25 so với 1,51). Một điều thú vị nữa là đối với tích lũy tài sản lưu động, trong khi cả bảy vùng còn lại đều có mức lan tỏa nhỏ hơn 1 thì chỉ số này của TP.HCM vẫn cao hơn 1 khá nhiều.
Ngoài ra, kết quả tính toán cho thấy khi cầu cuối cùng nội tại TP.HCM (bao gồm tiêu dùng cuối cùng của người dân thành phố, đầu tư và xuất khẩu) tăng lên 100 đồng thì lan tỏa đến giá trị tăng thêm nội tại TP.HCM khoảng 89% và 11% lan tỏa tới các vùng khác.
Đặc biệt, tiêu dùng của người dân TP.HCM sẽ lan tỏa đến giá trị tăng thêm vùng khác của cả nước đến 17%; trong khi đầu tư và xuất khẩu của TP.HCM lan tỏa đến giá trị tăng thêm vùng khác của cả nước là 8,8,% và 8,7%. Đây là mức lan tỏa rất cao, thể hiện sự quan trọng của kinh tế thành phố với nền kinh tế cả nước.
Khi tỷ lệ GRDP của một tỉnh hay vùng nào đó trong GDP cao, nhưng các chỉ số lan tỏa và độ nhạy thấp thì không những không tốt mà còn lệch lạc về cấu trúc phân bổ nguồn lực. Nếu đầu tư của TP.HCM tăng 10%, dẫn đến GRDP của thành phố có thể tăng khoảng 1,5% và GDP của cả nước tăng khoảng 0,8-1%.
Như vậy, đứng ở góc độ kinh tế, có thể xem TP.HCM là một vùng đặc biệt quan trọng, là đầu kéo cả nền kinh tế Việt Nam phát triển. Nếu TPHCM tăng trưởng chậm lại, tác động không chỉ là mất đi một vài điểm phần trăm tăng trưởng của thành phố, mà còn có những ảnh hưởng lan rộng đến các vùng khác và cả nước trong những chu kỳ sản xuất sau.
Do đó, việc Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM là rất đúng đắn.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Chính phủ đã đặt ra 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng
Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.
Ban chỉ đạo cải cách hành chính, Ban chỉ đạo chuyển đổi số và Ban chỉ đạo đề án 06 tại TP.HCM hợp nhất thành Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và đề án 06 TP.HCM do ông Phan Văn Mãi Chủ tịch UBND TP.HCM làm Trưởng ban.