Thứ năm, 02/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/8): Dòng tiền đang thận trọng, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro

24/08/2023 6:00 AM (GMT+7)

Thanh khoản giảm mạnh trong phiên hôm qua (23/8) cho thấy dòng tiền đang thận trọng. Vì vậy, phiên giao dịch hôm nay (24/8), nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, tuân thủ kỷ luật đầu tư với các ngưỡng chốt lời, cắt lỗ khoảng 5-7%.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/8): Dòng tiền đang thận trọng, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, do dòng tiền đang thận trọng nên nhà đầu tư cần ưu tiên quản trị rủi ro trong các phiên tới. Ảnh: SSI

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch 23/8 với sắc xanh. Tuy nhiên, chỉ sau vài chục phút giao dịch, thị trường đã nhanh chóng chuyển sang sắc đỏ.

Gần về cuối phiên sáng, chỉ số suy yếu dần về tham chiếu, sau đó chìm trong sắc đỏ. Tạm kết phiên, VN-Index giảm 4,35 điểm, về mức 1.176,14 điểm. Tuy nhiên, tổng thể toàn thị trường sắc xanh lại chiếm ưu thế hơn với 326 mã tăng và 299 mã giảm.

Bước sang phiên chiều, tình hình càng diễn biến theo chiều hướng xấu. Sau khi mất hơn 10 điểm và rơi xuống mức 1.169 điểm, chỉ số đã chững lại đà giảm song do lực cầu bắt đáy mất hút nên chỉ số chỉ giao dịch giằng co với mức giảm quanh 8 điểm, qua đó nỗ lực phục hồi của chỉ số cũng bất thành.

Kết phiên, hàng loạt các Large Cap điều chỉnh như VCB (-2.38%), VHM (-1.8%), HPG (-1.91%), VPB (-1.7%), STB (-3.89%)… Trong đó, VCB là mã tác động xấu nhất đến VN-Index khi lấy đi hơn 2.8 điểm.

VN-Index giảm 7,93 điểm (-0.67%), xuống còn 1.172,56 điểm; HNX-Index giảm 1,58 điểm (-0,66%), xuống còn 238,07 điểm. Dù vậy, độ rộng toàn thị trường vẫn nghiêng về bên mua với 401 mã tăng và 376 mã giảm. Trong khi đó, rổ VN30 ghi nhận sắc đỏ áp đảo với 21 mã giảm, 7 mã tăng và 2 mã tham chiếu.

Đáng chú ý, thanh khoản thị trường trong phiên rất thấp. Cụ thể, khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt hơn 747 triệu cổ phiếu, thấp hơn 30% so với mức trung bình 20 phiên, tương đương giá trị 17,1 ngàn tỷ đồng; HNX-Index chỉ đạt 71,5 triệu cổ phiếu, thấp hơn 40% so với mức trung bình 20 phiên, tương đương giá trị 1,2 ngàn tỷ đồng.

Dòng tiền suy yếu, nhà đầu tư nên theo chiến lược nào?

Theo Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong phiên giao dịch hôm nay (24/8), nhà đầu tư vẫn nên ưu tiên quản trị rủi ro trong giai đoạn này cũng như tuân thủ kỷ luật đầu tư với các ngưỡng chốt lời/cắt lỗ được khuyến nghị ở khoảng 5-7%. Mặt khác, nhà đầu tư vẫn có thể tìm kiếm cơ hội giải ngân cho mục tiêu lướt sóng ngắn hạn ở các cổ phiếu mới bắt đầu giai đoạn tăng giá, sau khi đã có một giai đoạn tích lũy chặt chẽ tạo nền trước đó.

Dù vậy, tỷ trọng giải ngân mới trong giai đoạn này không nên quá cao để đề phòng ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chung, trong trường hợp xu hướng giảm bất ngờ quay trở lại trong những phiên tới.

Công ty Chứng khoán Vietcap (VCSC) thì dự báo, trong phiên hôm nay (24/08), ngưỡng hỗ trợ EMA50 ngày của chỉ số VN30 tại 1.180 điểm có thể sẽ thúc đẩy nỗ lực hồi phục cho nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, qua đó tạo hiệu ứng cho thị trường chung.

Tuy nhiên, nếu cường độ của nhịp tăng giá một lần nữa cho thấy sự suy yếu, phản ánh qua sự sụt giảm của thanh khoản, lực bán có thể sẽ gia tăng trong phiên chiều để thử thách phòng tuyến EMA50 ngày.

Ở kịch bản nếu VN30 đóng cửa dưới 1.180 điểm, chỉ số sẽ tiếp tục đà giảm với các hỗ trợ lần lượt tại 1.160 điểm và 1.135 điểm.

Còn theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), với tín hiệu suy yếu trở lại, có khả năng thị trường sẽ tạm thời dao động thăm dò tại vùng 1.165 -1.190 điểm trong thời gian gần tới trước khi có tín hiệu cụ thể hơn.

Nhà đầu tư vẫn cần quan sát diễn biến cung cầu và quản trị danh mục hợp lý. Đồng thời cân nhắc những nhịp hồi phục trong thời gian tới để chốt lời và giảm tỷ trọng, ưu tiên các cổ phiếu đã có tín hiệu phân phối và suy yếu, để giảm thiểu rủi ro cho danh mục.

Chọn cổ phiếu nào phiên giao dịch hôm nay?

Một số mã cổ phiếu tâm điểm trong phiên hôm nay (24/8), được các công ty chứng khoán khuyến nghị, gồm: SSI, FRT, VPB, PNJ và CTR.

Cụ thể, Chứng khoán FPT (FPTS) cho rằng cổ phiếu SSI đang cho thấy sức mạnh giá vượt trội so với thị trường trong vòng 3 tháng trở lại đây. Trong tương quan biến động với thị trường một tuần gần nhất, cổ phiếu đã cho thấy xu hướng giá tích cực vẫn được bảo toàn sau khi VN-Index ghi nhận mức giảm 5,02%. Theo đó, cổ phiếu SSI cho kỳ vọng nối dài pha tăng giá trong ngắn hạn.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) thì khuyến nghị tích cực với cổ phiếu FRT. Theo FSC, xu hướng ngắn hạn của FRT được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu khi mức sức mạnh giá trên 80 điểm hoặc xu hướng ngắn hạn của thị trường tích cực trở lại.

Công ty chứng khoán này cũng khuyến nghị trong ngắn hạn với cổ phiếu CTR. Theo đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể dừng bán và có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp. 

Công ty Chứng khoán MB (MBS) thì khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu VPB. Theo MBS, đơn vị đã điều chỉnh giá mục tiêu giảm 17,1% dựa trên việc điều chỉnh giảm lợi nhuận dự phóng cho 5 năm tiếp theo. Nguyên nhân là do NIM  của VPB suy giảm mạnh trong 6T2023 khiến MBS điều chỉnh giảm NIM dự phóng cho các năm tiếp theo so với dự báo lần trước, từ đó hạ khuyến nghị từ tích lũy sang nắm giữ.

Còn theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), đơn vị này lại khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PNJ.

Cụ thể, BVSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận ròng 2023-2025 cho CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ – sàn HOSE), với mức tăng trưởng 0,2% cho năm 2023 và trung bình 15,0 cho 2 năm tiếp theo (2024-2025). BVSC duy trì khuyến nghị Outperform cho PNJ với giá mục tiêu là 98.902 đồng/cp (Upside: 26,0%).

Ở mức giá hiện tại, PNJ đang giao dịch tại mức P/E lần lượt là 13,3x (giữa 2024) và 12,3x (2024), so với mức trung bình 5 năm là 18,0x, và mức ROE bền vững.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Dragon Capital gom mua trở lại cổ phiếu MWG của đại gia Nguyễn Đức Tài

Dragon Capital gom mua trở lại cổ phiếu MWG của đại gia Nguyễn Đức Tài

Ước tính số tiền mà Dragon Capital phải chi để gom 4,65 triệu cổ phiếu MWG (Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động; HoSE: MWG) khoảng 231,57 tỷ đồng.

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Nhóm 5 doanh nghiệp bắt tay nhau vì "mê" thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bốn công ty giải pháp tài chính -- Zalopay, Lotte Finance, FE Credit và bảo hiểm OPES -- vừa trở thành đối tác chiến lược tại Việt Nam của công ty công nghệ bảo hiểm Igloo từ Singapore.

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Các ông lớn Google, Facebook, Tiktok... nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý I, lỗ ròng Novaland tăng gấp 1,5 lần vì lý do gì?

Quý đầu năm, Novaland (HoSE; NVL) tiếp tục ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 600 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với mức lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng của năm ngoái.

Eximbank có chủ tịch mới

Eximbank có chủ tịch mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) vừa công bố thông tin về việc bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT Eximbank, giữ chức chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025.