Xuất khẩu tôm Việt Nam chiếm 14% tổng giá trị tôm toàn cầu
Theo ông Lê Văn Quang, tôm của Việt Nam là 1 trong 2 loài thủy sản nằm trong chiến lược phát triển nuôi của quốc gia, với tổng giá trị xuất khẩu 3,5 – 4 tỷ USD, chiếm 13 -14% tổng giá trị tôm toàn cầu.
Việt Nam được đánh giá có công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất và có thế mạnh về sản xuất hàng giá trị gia tăng, hàng cao cấp. nhiều mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam có giá trị tăng cao mà những quốc gia Ecuador và Ấn Độ không chế biến được hoặc chế biến được ít.
Nhưng đến nay, ngành tôm Việt Nam và ngành nông nghiệp nói chung đang gặp phải không ít thách thức.
Đó là sản lượng tôm ngày càng giảm. Năm 2023, sản lượng tôm Việt Nam giảm mạnh 32%, trong khi Ecuador tăng 14%, Ấn Độ tăng 2%, Thái Lan giảm 9%, Indonesia giảm 12%.
Giá bán tôm thương phẩm cũng giảm sâu do suy thoái kinh tế và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi giá thành tôm của Việt Nam lại rất cao và không cạnh tranh.
Chi phí nhân công chế biến tôm cao do các khu công nghiệp thường đặt ở cánh đồng xa khu dân cư làm doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí đưa đón công nhân và kéo dài thời gian công nhân từ nhà đến nơi làm việc, làm giảm năng suất lao động, đồng thời chi phí cuộc sống của công nhân tăng cao làm áp lực tăng lương luôn đè nén doanh nghiệp và hiện tại lương công nhân Việt Nam ở mức cao của khu vực.
Chi phí xử lý nước thải rất cao. Bởi vì doanh nghiệp phải xử lý nước đạt tiêu chuẩn loại B với chi phí 5.000 đồng/m3 rồi mới đưa về khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp xử lý nước thải đạt loại A mất 10.000 đến 15.000 đồng/m3. Nếu để doanh nghiệp xử lý nước thải đạt loại A thì chỉ mất không quá 5.500 đồng/m3.
Người nông dân nuôi tôm chưa chịu làm các chứng nhận BAP, ASC, tôm hữu cơ/sinh thái… nên khó bán tôm và bán được giá tôm không cao.
Tỷ lệ thành công của tôm nuôi tại Việt Nam hiện chỉ đạt 40%, quá thấp so với Ecuador (90%), Ấn Độ (60-70%).
Kiến nghị, đề xuất nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm đến phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, ông Lê Văn Quang nhấn mạnh: "Đã đến lúc ngành tôm cần thay đổi tư duy: Thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao (số lượng) cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả (chất lượng, môi trường, sức khoẻ và giá bán)"...
Với chính sách quy hoạch và quản lý về giống, ông Quang kiến nghị: Bộ NNPTNT nghiên cứu đề xuất sửa đổi về quy định đối với việc sản xuất tôm giống; cho phép các doanh nghiệp nuôi tôm lớn chọn giống theo hướng chọn lọc tự nhiên để có được tôm giống kháng bệnh, thích nghi với thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng nuôi.
Về phương pháp nuôi trồng: Nuôi trồng cây, con theo công nghệ sinh học vừa sức tải của môi trường, thân thiện với môi trường và giảm thải carbon. Minh Phú đang hướng dẫn và chuyển giao cho các hộ nuôi tôm công nghệ sinh học MPBiO tích hợp 9 công nghệ nuôi tôm hàng đầu thế giới giúp tỷ lệ thành công từ 90% trở lên với giá thành bằng và thấp hơn Ecuador mà lại có màu sắc đỏ đẹp hương vị thơm ngon bán được giá cao hơn 20%.
Về hệ thống kênh cấp và thoát nước: Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh rạch, đê điều, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt.
Về vật tư nông nghiệp sinh học: Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng và phát triển các phân bón, thức ăn sinh học, chế phẩm sinh học cho vật nuôi, cây trồng. Thực hiện ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn biến các chất thải, các phế liệu, các phế phẩm của ngành nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị và quay lại phục vụ ngành nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư cơ sở nền tảng số hóa, AI hóa cho ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đô thị; các khu công nghiệp nuôi trồng chuyên nghiệp nhất là đầu tư các khu phức hợp bao gồm công nghiệp chế biến, gắn với công nghiệp nuôi trồng và khu dân cư đô thị tiện ích), các trung tâm thương mại, logistics và phân phối sản phẩm nông nghiệp.
Ông Quang cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ khâu quy hoạch, Minh Phú sẵn sàng bỏ nguồn lực để đầu tư xây dựng và đang dự kiến một số khu công nghiệp tôm ở Kiên Giang, Cà Mau; 2 trung tâm xúc tiến nông sản ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh...
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.