Chủ nhật, 24/11/2024

Đấu thầu mời gọi đầu tư vào 7 trung tâm logistics

17/04/2022 1:00 PM (GMT+7)

TP.HCM dự kiến từ nay đến năm 2025 sẽ tập trung triển khai mời gọi đầu tư 3 trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao, Linh Trung và Long Bình (TP Thủ Đức).


Nhiều điểm nghẽn và giải pháp nhằm phát triển logistics TP.HCM được đưa ra tại Hội nghị “Cục Hải quan TP.HCM và cộng đồng doanh nghiệp đồng hành, chung tay phục hồi kinh tế” và Tọa đàm “Logistics Thành phố Hồ Chí Minh cất cánh” do Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Hiệp hội Logistics TP.HCM tổ chức chiều 14-4.

5 điểm nghẽn

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết logistics TP đang có năm điểm nghẽn. Thứ nhất là cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đặc biệt hệ thống đường vành đai 2,3,4 chưa hoàn chỉnh, thường tắc nghẽn các tuyến đường bộ đến cảng Cát Lái, ICD Trường Thọ... Tuyến Bắc - Nam kết nối kém với cảng biển, cảng hàng không; Tiêu chuẩn kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn đầu tư nâng cấp, chuyển đổi.

Đấu thầu mời gọi đầu tư vào 7 trung tâm logistics  - Ảnh 1.

Lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM, Sở Công thương TP.HCM cho rằng cần tháo gỡ nhiều điểm nghẽn hạ tầng, giao thông, nhân lực... để phát triển logistics TP.HCM. Ảnh: Quang Huy

Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, các ga hàng không đã hết công suất, chưa phát triển theo mô hình ga cảng hàng không nối dài. Hiện có 1.505 nhà kho, đa số đều có diện tích nhỏ. Xu hướng kho thu hẹp tại TP.HCM và chuyển dịch sang các vùng lân cận như Bình Dương, Đồng Nai. Hạn chế nữa là TP.HCM hiện tại vẫn chưa có Trung tâm logistics.

Điểm nghẽn thứ hai đến từ thực trạng năng lực doanh nghiệp logistics. Có tới 54% doanh nghiệp logistics tập trung tại TP.HCM nhưng trên 90% DN logistics nhỏ, siêu nhỏ, vừa. Phần lớn DN chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, đơn lẻ. Tiềm lực tài chính yếu (90% doanh nghiệp có vốn điều lệ vài tỷ đồng), mức độ đầu tư công nghệ thông tin hiện đại còn kém.

Thứ ba, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của DN không đồng đều. Điểm nghẽn thứ tư là chi phí logistics chiếm rất cao trên tổng chi phí của doanh nghiệp. Khảo sát 39% DN cho rằng chi phí logistics chiếm 5-10% tổng chi phí. Trong đó 60% là chi phí vận tải, 21% là chi phí xếp dỡ, 12% là chi phí kho bãi.

Thứ năm là thiếu nhân lực, tính đến 2030, nhu cầu nhân lực toàn ngành logistics cần trên 200.000 người. Riêng TP.HCM cần khoảng 100.000 người, mỗi năm cần 10.000 người. Tuy nhiên, các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề trên địa bàn chỉ đào tạo được 2.500 sinh viên, học viên/năm.

Chuyển đổi số

Giải pháp mà ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM đưa ra là phát triển hệ thống trung tâm logistics quy mô chuyên nghiệp, giải pháp chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến sử dụng dịch vụ logistics. Ngoài ra, TP.HCM sẽ tăng cường hợp tác, liên kết vùng. Giải pháp khác là thành lập hiệp hội logistics TP.HCM (HLA), hỗ trợ vay kích cầu.. Dự kiến trong tháng 9, hiệp hội HLA và Sở công thương diễn đàn logistics, tập trung vào giải pháp liên kết vùng, chuyển đổi số logistics cho TP.HCM.

Có 7 trung tâm Logistics TP.HCM phát triển là Long Bình, Cát Lái, Linh Trung, Khu công nghệ cao, Tân Kiên, Hiệp Phước và Củ Chi. Theo ông Vũ, hiện về pháp lý hoá chức năng đất sử dụng trong quy hoạch, TP đã cơ bản thống nhất hoàn chỉnh quy hoạch 7 khu đất xây trung tâm logistics. Tiếp đó TP sẽ tổ chức đấu thầu chọn lựa nhà đầu tư, các trung tâm sẽ có đủ các chức năng hoạt động, và tiện ích của các cơ quan nhà nước cùng tham gia.

“TP.HCM dự kiến từ nay đến năm 2025 sẽ tập trung triển khai mời gọi đầu tư 3 trung tâm logistics tại Khu công nghệ cao, Linh Trung và Long Bình đều có vị trí ở TP Thủ Đức. Hiện đã có nhiều nhà đầu quan tâm, nghiên cứu cùng tham gia xây dựng trung tâm logistics TP.HCM”, ông Vũ chia sẻ.

Đấu thầu mời gọi đầu tư vào 7 trung tâm logistics  - Ảnh 2.

Cục Hải quan TPHCM và Hiệp hội Logistics TPHCM ký kết quy chế phối hợp giữa hai bên nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, tăng cường kết nối trong hoạt động dịch vụ logistics. Ảnh: Quang Huy

Để logistics TP.HCM phát triển, ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục hải quan TP.HCM cho biết hải quan TP cam kết đồng hành cùng DN bằng những việc làm cụ thể như cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan hướng đến hải quan phi giấy tờ. Hải quan TP đang triển khai hệ thống hải quan công nghệ số thông minh ngang tầm với các nước châu Âu.

“Trung tâm đăng ký tờ khai tại trụ sở chính của Cục H, các cảng là điểm thông quan hàng hóa, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp thay vì phải xuống các cảng đăng ký tờ khai. Cục cũng đã có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, với 100 sinh việc được chọn đào tạo”, ông Thắng nói.

Lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM cũng đã ký kết phối hợp với Hiệp hội Logistics TP.HCM để đẩy mạnh vai trò Đại lý Hải quan, thực sự là cánh tay nối dài của cơ quan hải quan, là cầu nối giữa Hải quan và DN, hướng đến tính chuyên nghiệp, tự nguyện tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan, minh bạch hóa các khâu thủ tục.


Lắng nghe đặt hàng DN về logistics

TP Thủ Đức là nơi đặt 3 trung tâm logistics của TP.HCM được xem là trung tâm logistics của thành phố. Hiện TP Thủ Đức đã phối hợp với các Sở ngành tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, nhanh chóng hoàn thành các tuyến đường kết nối.

TP tiếp tục tiếp thu những ý kiến đề xuất của DN để từ đó có những giải pháp cụ thể. Sắp tới, TP Thủ Đức và Hiệp hội Logistics TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị về vấn đề phát triển logistics nhằm lắng nghe những đặt hàng của chính cộng đồng DN.

Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

Hoàn thành đăng kiểm, 17 đoàn tàu metro số 1 chờ khởi hành

17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được đăng kiểm và cấp chứng nhận an toàn sau thời gian chạy thử nghiệm.

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Doanh nghiệp Nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán?

Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

'Vòng xoáy' Xuyên Việt Oil của Mai Thị Hồng Hạnh để đi mua chuộc cán bộ

Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.