Thứ sáu, 29/09/2023

Đầu tư nhiều sân bay mới, mở rộng mạng bay giúp hàng không tăng tốc phục hồi

12/12/2022 1:00 PM (GMT+7)

Thị trường hàng không đang tăng trưởng nhanh chóng, phục hồi sau dịch. Vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất mở bổ sung quy hoạch 9 sân nhằm phục vụ người dân, mở rộng mạng lướt kết nối ngành vận tải hàng không.

Đầu tư nhiều sân bay nội địa, tăng tốc phát triển hàng không

Vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về kết quả làm việc với các địa phương liên quan đến việc bổ sung quy hoạch 10 cảng hàng không vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc).

Theo đó, sau khi làm việc với 10 tỉnh đề xuất bổ sung quy hoạch sân bay, Cục Hàng không thống nhất đề xuất bổ sung 9 sân bay mới. Trong đó, Cục đề xuất tiếp tục nghiên cứu, bổ sung vào quy hoạch 9 sân bay gồm: Tân Quang (Hà Giang), Yên Bái, Na Hang (Tuyên Quang), Hà Tĩnh, Măng Đen (Kon Tum), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh Hòa), Đăk Nông, Tây Ninh.

Đầu tư nhiều sân bay mới, mở rộng mạng bay giúp hàng không tăng tốc phục hồi - Ảnh 1.

Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất mở bổ sung quy hoạch 9 sân. Ảnh: H.T

Hiện tại, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Bộ GTVT mới cân đối được 265.991 tỷ đồng, cần huy động thêm 128.000 tỷ đồng từ tư nhân. Các địa phương được yêu cầu lập đề án đánh giá hiệu quả, tính khả thi, phương thức huy động vốn ngoài ngân sách để xây dựng sân bay.

Riêng sân bay duy nhất trong đề xuất bị loại là Mộc Châu (sân bay thứ 2 của Sơn La, ngoài sân bay Nà Sản), Cục Hàng không cho rằng, vị trí khu đất làm sân bay trong rừng quốc gia Mộc Châu có thời tiết không thuận lợi, mỗi năm có khoảng 5 tháng sương mù, ảnh hưởng đến khai thác dân dụng.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Sơn La, việc đầu tư thêm cảng mới tại Mộc Châu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của sân bay Nà Sản trên địa bàn và vị trí cách xa trung tâm hành chính TP Sơn La. Vì vậy, tỉnh đề nghị Mộc Châu chỉ là sân bay chuyên dùng (sử dụng cho máy bay, thủy phi cơ, trực thăng để chở hành khách, hàng hóa mà không phải vận chuyển công cộng).

Trước đó cuối năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ dự thảo quy hoạch mạng cảng hàng không toàn quốc, giai đoạn 2021-2030 có 28 sân bay, đến năm 2050 có 31. Quá trình lập quy hoạch, nhiều địa phương đề xuất bổ sung.

Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra 6 tiêu chí để quy hoạch sân bay gồm: Sản lượng hàng hóa; nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP, việc làm, thúc đẩy du lịch); nhu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh (chiến lược, dự phòng chiến lược); nhu cầu đáp ứng hoạt động khẩn nguy, cứu trợ; điều kiện tự nhiên (vùng trời, tĩnh không...); cự ly tiếp cận (100 km đối với sân bay đồng bằng và 200 km đối với sân bay miền núi).

Đầu tư nhiều sân bay mới, mở rộng mạng bay giúp hàng không tăng tốc phục hồi - Ảnh 3.

Thị trường hàng không nội địa đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: H.T

Thực tế hiện nay, tiềm năng của ngành vận tải hàng không là rất lớn khi như cầu đi lại, du lịch của người dân bằng máy bay vẫn liên tục gia tăng. Trong khi đó, các chuyên gia đánh giá 22 sân bay trên cả nước phân bổ tại một số địa phương vẫn chưa đủ đáp ứng như cầu người dân. Việc đầu tư một sân bay mới tại các địa phương có nhu cầu đi lại, kết nối của người dân lớn được kỳ vọng là hợp lý, có thể mang lại cú hích trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hàng không tăng tốc sau dịch

Thời gian quan, thị trường hàng không nội địa đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, phục hồi sau thời gian dài tê liệt vì dịch bệnh. Cảnh tượng các sân bay đông nghẹt, tấp nập hành khách trong các dịp cao điểm trong năm là tín hiệu đáng mừng cho thấy hàng không đang trên đà phục hội nhanh chóng.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết trong tháng 11, đã có 8,67 triệu khách thông qua các cảng hàng không, tăng 7% so với tháng 10/2022 và tăng 630% so với tháng 11/2021. Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 1,67 triệu khách, tăng 2706,2% so với tháng 11/2021, nhưng giảm tới 53,1% so với tháng 11/2019. Khách nội địa đạt 7 triệu khách, tăng 508,9% so với tháng 11/2021.

Đầu tư nhiều sân bay mới, mở rộng mạng bay giúp hàng không tăng tốc phục hồi - Ảnh 4.

Các hãng hàng không Việt Nam đang tăng tốc phục vụ Tết. Ảnh: H.T

Kết quả vận chuyển trong 11 tháng đầu năm, đã có 90,8 triệu khách thông qua các cảng hàng không, tăng 221% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 14,8% so với cùng kỳ 2019. Khách quốc tế đạt 9,8 triệu khách, tăng 2.041%% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng giảm 74% so với cùng kỳ 2019.

Theo lãnh đạo Cục Hàng không, số lượng hành khách nội địa có xu hướng tăng mạnh, đạt 81 triệu khách, tăng 191,3% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 18,4% so với cùng kỳ 2019. Trong số này, các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 45 triệu khách, tăng 217,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có 4,4 triệu khách quốc tế, tăng 3145,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 72,5% so với cùng kỳ 2019. Với khách nội địa, các hãng hàng không Việt Nam đã vận chuyển 40,5 triệu khách trong 11 tháng đầu năm, tăng 188,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối với hàng hóa, trong 11 tháng đầu năm 2022, hàng không đã vận chuyển 1,28 triệu tấn hàng, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng hàng quốc tế được vận chuyển là 1,02 triệu tấn, giảm 1% và hàng hóa nội địa là 260.000 tấn, giảm 6,5%.

Trong cao điểm Tết 2023 sắp tới, chỉ tính riêng sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến trung bình ngày có khoảng 800 chuyến bay và khoảng 120.000 khách (nội địa 85.000 khách, quốc tế 35.000 khách) sân bay này. Theo Cục Hàng không, các hãng hàng không Việt Nam đã xây dựng kế hoạch khai thác 25.613 chuyến bay và dự kiến tăng thêm 8.079 chuyến tương đương 32% (từ 25.613 chuyến lên 33.691) dịp Tết Quý Mão (từ ngày 15 tháng chạp năm Nhâm Dần đến hết 15 tháng giêng năm Quý Mão). Các đường bay tăng chuyến cao gồm: TP.HCM - Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Hới, Vinh, Thanh Hóa, Chu Lai, Hải Phòng, Quy Nhơn, Huế và ngược lại.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước có thể phải điều chỉnh cách tiếp cận chính sách tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước có thể phải điều chỉnh cách tiếp cận chính sách tiền tệ

Ông Paulo Medas, Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhận định không còn nhiều dư địa cho nới lỏng tiền tệ. Trong tương lai, nếu có rủi ro lạm phát leo thang hoặc gián đoạn trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ phải điều chỉnh lại cách tiếp cận chính sách tiền tệ.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/9): Cổ phiếu NLG của "ông lớn" Nam Long được khuyến nghị mua

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/9): Cổ phiếu NLG của "ông lớn" Nam Long được khuyến nghị mua

Theo các chuyên gia chứng khoán, nhà đầu tư đang dè dặt giải ngân vì đà bán cổ phiếu từ những phiên trước chưa dừng lại. Vì vậy, trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1.150 để tìm điểm cân bằng sau đợt điều chỉnh và hướng tới kiểm định trở lại ngưỡng 1.165.

Dấu ấn Tencent ở VNG

Dấu ấn Tencent ở VNG

Tencent Holdings bắt đầu ra mặt vào năm 2018, song ông lớn Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện tại VNG trước đó cả thập kỷ và đóng vai trò quan trọng trong quá trình vươn lên mạnh mẽ của kỳ lân công nghệ đời đầu Việt Nam.

Thế Giới Di Động bán 20% cổ phần Bách Hóa Xanh cho “ông lớn” Singapore, Thái Lan?

Thế Giới Di Động bán 20% cổ phần Bách Hóa Xanh cho “ông lớn” Singapore, Thái Lan?

Thế Giới Di Động cho biết đang trong quá trình thực hiện giao dịch phát hành riêng lẻ cho Bách Hóa Xanh. Công ty sẽ chia sẻ thông tin sau khi hoàn tất giao dịch.

70.000 tỷ đồng chảy khỏi ngân hàng qua kênh tín phiếu, có phải "tín hiệu" đảo chiều chính sách tiền tệ?

70.000 tỷ đồng chảy khỏi ngân hàng qua kênh tín phiếu, có phải "tín hiệu" đảo chiều chính sách tiền tệ?

5 phiên giao dịch liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã hút gần 70.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu. Câu hỏi được đề cập khá nhiều là liệu đây có phải tín hiệu đầu tiên cho chu kỳ thắt chặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước, và việc phát hành tín phiếu này sẽ kéo dài trong bao lâu?

Lãi suất ngân hàng chậm giảm mạnh, chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn

Lãi suất ngân hàng chậm giảm mạnh, chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn

Mặt bằng lãi suất chậm "đảo chiều" sẽ là điểm tựa vững chắc cho xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán khi đây vẫn là kênh đầu tư thu hút dòng tiền.